Bắn rơi UAV Iran: Lính Mỹ dùng phương thức liên lạc thời... Thế chiến 2?

Hoài Giang |

Người Mỹ một lần nữa sử dụng phương thức liên lạc bắt nguồn từ Thế chiến 2. Máy bay trực thăng đóng vai trò "bồ câu đưa thư" và nhanh chóng chuyển các tin nhắn giữa các tàu.

Vào tháng 7, tàu đổ bộ lớp Wasp USS Boxer tuyên bố đã hạ một máy bay không người lái (UAV) Iran bằng một cuộc tấn công chế áp điện tử sau khi nó trinh sát quá gần con tàu ở eo biển Hormuz.

Sự cố nói trên làm nổi bật chiến tranh điện tử trong các xung đột vũ trang thời hiện đại.

Tuy nhiên, một câu chuyện liên quan tới sự cố nói trên đã chứng minh việc các thông điệp được giấu trong các "bean-bag/túi đậu" (khái niệm có từ Thế chiến II) để giữ liên lạc giữa chiến tranh điện tử là rất quan trọng.

"Túi đậu"* được sử dụng ở eo biển Hormuz?

Vào ngày 4/8, một chiếc trực thăng MH-60S Sea Hawk của Phi đội trực thăng chiến đấu 21 (HSC-21) bay lơ lửng trên sàn đáp trực thăng của USS Boxer và phi hành đoàn đã ném xuống một túi màu vàng sáng.

Bắn rơi UAV Iran: Lính Mỹ dùng phương thức liên lạc thời... Thế chiến 2? - Ảnh 1.

Túi đậu được thả từ MH-60S Sea Hawk

Một nhân viên sàn đáp nhanh chóng bắt nó và chuyển qua một chuỗi chỉ huy cho đến khi đến đích cuối cùng - Chỉ huy trưởng liên đội đổ bộ số 5, Thuyền trưởng Jason A. Burns.

"Mục đích của việc thả túi đậu là để hiển thị thông tin liên lạc giữa các phi công và tàu chiến kịp thời và được thực hiện mà không cần truyền dữ liệu điện tử", Trung úy Hải quân Hoa Kỳ Michael Brown, sĩ quan phụ trách HSC-21 trên tàu Boxer bình luận.

Bắn rơi UAV Iran: Lính Mỹ dùng phương thức liên lạc thời... Thế chiến 2? - Ảnh 2.

Một nhân viên trên sàn đáp trực thăng của USS Boxer nhanh chóng chuyển "túi đậu" lên cấp chỉ huy cao hơn

"Phi hành đoàn HSC-21 và USS Boxer đã trình diễn việc duy trì thông tin liên lạc theo các thủ tục EMCON (kiểm soát truyền tin)".

EMCON là một giao thức liên quan đến việc liên lạc hạn chế tín hiệu điện từ (sóng vô tuyến hoặc sóng radar) hay hiểu một cách khác là "im lặng vô tuyến".

Một tàu chiến sẽ làm điều này để giảm khả năng đối thủ phát hiện ra việc truyền tin, thứ có thể tiết lộ vị trí cũng như ngăn chặn việc kẻ thù chặn liên lạc hoặc có được các dữ liệu tình báo điện tử có giá trị.

Bắn rơi UAV Iran: Lính Mỹ dùng phương thức liên lạc thời... Thế chiến 2? - Ảnh 3.

Trực thăng AH-1Z Viper và xe bọc thép hạng nhẹ LAV-25 trên tàu tấn công đổ bộ USS Boxer

Các thông điệp "túi đậu" cũng có thể là một công cụ thay thế hữu ích nếu hệ thống thông tin liên lạc của tàu bị phá hủy hoặc không hoạt động.

Các công nghệ cũ khác, chẳng hạn như mã morse thông qua đèn tín hiệu và cờ tín hiệu vẫn tồn tại nhưng chúng có thể không truyền được nhanh và nhiều thông tin như túi đậu và khó sử dụng trong thời tiết xấu, khói hoặc vào ban đêm.

IRGC công bố video chứng minh máy bay không người lái của Iran quay trở về căn cứ an toàn sau khi do thám USS Boxer

Ý tưởng về "túi đậu" bắt nguồn từ những ngày đầu của Thế chiến II.

Ngay trước Chiến dịch Doolittle nổi tiếng không kích vào Nhật Bản năm 1942, một máy bay ném bom bổ nhào SBD Dauntless cất cánh từ tàu sân bay USS Enterprise đã phát hiện một tàu tuần tra của Nhật Bản trước cụm tác chiến tàu sân bay.

Tàu sân bay USS Enterprise là một phần của lực lượng hộ tống tàu sân bay USS Hornet, đang mang theo phi đội máy bay ném bom B-25 của Chiến dịch Doolittle.

Sợ rằng người Nhật có thể cảnh giác nếu anh ta quay lại, phi công đã bay thấp trên USS Enterprise và thả một thông điệp được đính kèm vào một túi đậu.

Bắn rơi UAV Iran: Lính Mỹ dùng phương thức liên lạc thời... Thế chiến 2? - Ảnh 5.

Một "túi đậu" được sử dụng trong Thế chiến thứ 2

Như với USS Boxer gần 80 năm sau, các thủy thủ đã vội vã nhận và chuyển tin nhắn để lực lượng đặc nhiệm Doolittle có thể có hành động thích hợp để tránh tàu tuần tra Nhật Bản.

Tất nhiên, vấn đề duy nhất với cách thức truyền tin kiểu này là thông điệp có giới hạn, đặc biệt nếu nó các thông điệp phức tạp, cần phải truyền tin nhanh chóng giữa các tàu tương đối gần nhau.

Dù vậy các tin nhắn bằng văn bản là lựa chọn khả dĩ nhất, mặc dù "túi đậu" có thể chứa đựng các thiết bị lưu trữ điện tử.

Bắn rơi UAV Iran: Lính Mỹ dùng phương thức liên lạc thời... Thế chiến 2? - Ảnh 6.

"Túi đậu" hiện đại

Tuy nhiên, có sẵn một lựa chọn thay thế và sẵn sàng như "túi đậu" chắc chắn sẽ tốt hơn không có gì trong tình huống không thể hoặc không nên sử dụng các tùy chọn liên lạc hiện đại hơn.

Phương pháp cũng chắc chắn là sử dụng ít công nghệ và chi phí thấp khiến nó đơn giản là dễ dàng và có sẵn khi cần.

Bắn rơi UAV Iran: Lính Mỹ dùng phương thức liên lạc thời... Thế chiến 2? - Ảnh 7.

Ngoài việc truyền tin, với lính bắn tỉa, "túi đậu" có thể sử dụng cho những ứng dụng chiến đấu khá bất ngờ

"Vũ khí" ứng phó chiến tranh điện tử tương lai?

Dù thế nào đi chăng nữa, khả năng "địch" phát hiện ra vi trí của "ta" từ truyền tin điện tử, chặn các đường truyề hoặc gây nhiễu là những rủi ro rất thực tế trên chiến trường hiện đại.

Vào ngày 7/8, Cục Quản lý Hàng hải của Bộ Giao thông Vận tải Hoa Kỳ (MARAD) đã đưa ra cảnh báo cho các tàu thuyền thương mại di chuyển ở Vịnh Ba Tư, Eo biển Hormuz, Vịnh Oman, Biển Arab và Biển Đỏ (cũng là khu vực USS Boxer đang hoạt động).

Cảnh báo nêu rõ quan ngại về việc các lực lượng Iran hoặc các đồng minh ủy nhiệm của họ trong khu vực gây nhiễu tín hiệu GPS và tin liên lạc, cũng như đưa ra các thông điệp khó hiểu hoặc lừa dối.

"Trong ít nhất hai sự cố, các tàu đã báo cáo về việc can thiệp vào hệ thống định vị GPS cũng như các thông tin liên lạc giả mạo từ các thực thể không xác định mạo nhận là tàu chiến của Mỹ hoặc liên minh."

Những rủi ro trong tương lai, tuy nhiên lại vượt xa khả năng của Iran. Nga được cho là có khả năng gây nhiễu GPS rất lớn, đặc biệt, tại các địa điểm ở châu Âu và Trung Đông những năm gần đây.

Bắn rơi UAV Iran: Lính Mỹ dùng phương thức liên lạc thời... Thế chiến 2? - Ảnh 9.

Hệ thống tác chiến điện tử Krasnukha là một trong những hệ thống chiến tranh điện tử mạnh nhất của Nga. Nó có thể gây nhiễu tất cả các loại hệ thống từ xa, từ máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không (AWACS) đến UAV và thậm chí là các vệ tinh

Các đối thủ cạnh tranh "quyền lực" với Mỹ cũng nhận thức rõ về những vấn đề này. Ví dụ, Trung Quốc gần đây tuyên bố họ đã tái triển khai hiệu lệnh bằng kèn (bugle call) như một công cụ liên lạc chiến trường.

Tất cả những điều này chỉ nhấn mạnh nguy hiểm ngày càng tăng mà các lực lượng Hoa Kỳ có thể gặp phải khi kết nối bằng các thiết bị điện tử bị vô hiệu hóa.

Quân đội Mỹ đã nghiên cứu nhiều giải pháp công nghệ cho vấn đề này, từ những việc như lắp đặt antenna chống nhiễu mới trên máy bay hay huấn luyện cách sử dụng la bàn .

Vì vậy, cho dù Hải quân có biến "túi đậu" thành một phần của tiêu chuẩn thông tin liên lạc trên các tàu chiến lớn hay không, đó chắc chắn là một dấu hiệu cho thấy Hoa Kỳ đang xem xét tất cả các tùy chọn có sẵn để đảm bảo giao tiếp nhanh chóng và hiệu quả.

Dân quân thân Nga trong xung đột ở miền đông Ukraine năm 2014 chế áp điện tử một máy bay không người lái RQ-11B Raven

*Một bean-bag/túi đậu là một túi kín chứa các hạt đậu khô hoặc viên nhựa thường được sử dụng cho các trò chơi, nhưng có nhiều ứng dụng khác.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại