Bắn 1 tên lửa, diệt cả loạt mục tiêu: TQ đáng sợ hay Mỹ sập bẫy?

Hải Vy |

Giáo sư Li Bin cho rằng, thực tế trên tên lửa TQ chỉ có 1 đầu đạn là thật, còn lại là các "mồi bẫy". Những mồi bẫy đó chính là "biện pháp đối phó các hệ thống phòng thủ tên lửa".

Theo tạp chí Diplomat (Nhật Bản), trong cuộc thảo luận tại Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế, Giáo sư Li Bin - chuyên gia chiến lược hạt nhân tại Đại học Tsinghua (Bắc Kinh) phát biểu rằng, ông không tin Trung Quốc đã triển khai các đầu đạn hạt nhân dẫn hướng độc lập (MIRV).

Theo ông Li, thực tế trên tên lửa chỉ có 1 đầu đạn là thật, còn lại là các "mồi bẫy". Những mồi bẫy đó chính là "biện pháp đối phó các hệ thống phòng thủ tên lửa".

Sau đó, ông Li phán đoán rằng Trung Quốc muốn tìm hiểu công nghệ này. Bắc Kinh hiện đang thử nghiệm các hệ thống MIRV nhưng chưa có cái nào sẵn sàng triển khai ngay.

Theo quan điểm cá nhân, ông Li không tin Trung Quốc đã triển khai các đầu đạn MIRV trên thực tế, bởi điều đó sẽ khiến Bắc Kinh rơi vào tình thế nguy hiểm hơn: "Dùng hay mất?".

Tuy nhiên, cũng theo ông Li, các "mồi bẫy" mà Trung Quốc đang sử dụng sẽ không thay đổi được sự ổn định chiến lược hiện nay.

Trái với nhận định của Giáo sư Li, Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng Trung Quốc đã triển khai các đầu đạn MIRV.

Trong bản báo cáo thường niên mới nhất trình lên Quốc hội Mỹ, cơ quan này tuyên bố: Lần đầu tiên Trung Quốc đã có được các vũ khí hạt nhân trang bị MIRV, cụ thể là trên tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) DF-5.

ICBM DF-41 mà Trung Quốc mới phát triển cũng có thể được trang bị MIRV trong tương lai.


Hình ảnh được cho là tên lửa DF-5 trong silo phóng cố định trong lòng đất. Tên lửa này vẫn là trụ cột cho năng lực răn đe hạt nhân của Trung Quốc.

Hình ảnh được cho là tên lửa DF-5 trong silo phóng cố định trong lòng đất. Tên lửa này vẫn là trụ cột cho năng lực răn đe hạt nhân của Trung Quốc.

Nhà nghiên cứu Hans M. Kristensen đến từ Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ cho biết, các tên lửa có đầu đạn MIRV "có thể bắn 2 đầu đạn hoặc nhiều hơn nhằm vào các mục tiêu khác nhau". Chúng có khả năng tấn công "các mục tiêu cách nhau hơn 1.500km".

Điều quan trọng nhất trong kho vũ khí hạt nhân chính là số lượng tên lửa, còn MIRV đóng vai trò như công cụ để các cường quốc hạt nhân "che mắt" số lượng mục tiêu thật sự mà họ có thể tiến hành tấn công.

Theo cách ấy, thậm chí một số lượng nhỏ tên lửa cũng đặt ra được mối đe dọa trước mắt đối với các quốc gia khác.

Giáo sư Li cho rằng, các MIRV "mồi bẫy" của Trung Quốc sẽ đánh lạc hướng hệ thống phòng thủ của đối phương, làm tăng cơ hội cho đầu đạn thật đánh trúng mục tiêu.


Hình ảnh được cho là xe chở tên lửa DF-41.

Hình ảnh được cho là xe chở tên lửa DF-41.

Phương thức này sẽ nhằm đối phó với mối đe dọa mà Trung Quốc nhận thấy từ phía các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.

Tuy nhiên, nếu các đối thủ của Trung Quốc đều không phân biệt được MIRV "mồi bẫy" dùng để đánh lừa hệ thống phòng thủ tên lửa với đầu đạn thật thì quan niệm cho rằng Trung Quốc có MIRV, dù thật hay giả, cũng sẽ có ảnh hưởng đáng kể tới sự cân bằng chiến lược.

Nói cách khác, nó sẽ khiến các cường quốc và đồng minh của họ, trong đó có Nga, Mỹ, Ấn Độ... triển khai biện pháp đối phó với những thay đổi mà họ nhận thấy.

Theo báo cáo năm 2014 của Mỹ, Bắc Kinh dùng các tên lửa di động thế hệ mới mang đầu đạn MIRV và thiết bị hỗ trợ thâm nhập để đảm bảo rằng:

Khả năng răn đe chiến lược của nước này có thể đứng vững trước những tiến bộ liên tục tại Mỹ và năng lực trinh sát, phòng thủ tên lửa, cũng như tấn công chính xác của Nga.

Mỹ và Trung Quốc đều đồng tình rằng các đầu đạn MIRV của Trung Quốc là nhằm đối phó hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.

Song cả 2 phía và tất cả các nước còn lại trên thế giới sẽ phải cân nhắc thật nghiêm túc câu hỏi: Liệu chúng có nguy cơ gây ra thiệt hại nặng nề hoặc thậm chí gây hậu quả khủng khiếp hơn trên thực tế?

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại