Ở đây chúng ta chỉ xét những loại vũ khí và phương tiện chiến đấu trên bộ. Các loại tàu chiến, tàu vận tải, trực thăng vũ trang... sẽ không được đề cập.
Súng trường tấn công QBZ-95
Vào cuối những năm 1980, Trung Quốc bắt tay vào phát triển một loại súng trường tiến công mới mang tên QBZ-95 nhằm thay thế cho Type 81 sao chép từ AK-47.
Một điểm khá thú vị là mặc dù phần lớn các vũ khí của Trung Quốc sản xuất đều sao chép từ Nga, nhưng với QBZ-95 Trung Quốc lại có thiết kế kết hợp từ nhiều mẫu súng của các nước Tây Âu.
QBZ-95 là kiểu súng trường bullpup (toàn bộ khối khóa nòng và băng đạn nằm sau cò súng) có tay kéo khóa nòng phía trên tương tự như khẩu FAMAS của Pháp, buồng đạn lại giống SA80 của Anh.
Nhìn chung QBZ-95 là một sự kết hợp từ nhiều mẫu súng khác nhau đặc trưng phong cách sao chép của Trung Quốc.
QBZ-95 được giới thiệu là có khả năng hoạt động trong các điều kiện môi trường khắc nghiệt, nhiều bụi bẩn, súng có thể sử dụng sau khi ngâm nước và được quảng cáo là có độ tin cậy và hiệu suất như AK-47 và khả năng chính xác như M16A3.
Đạn dược là một phần quan trọng tạo nên uy lực và độ chính xác cho súng. Theo quảng cáo, đạn DBP87 5.8x42mm có sơ tốc đầu nòng tới 930 m/s, nó có tầm bắn hiệu quả khoảng 800 mét và có thể xuyên qua tấm thép dày 3mm ở khoảng cách tới 1.000 mét.
Các báo cáo của Trung Quốc nói rằng loại đạn này đặc biệt chính xác ở khoảng cách 600 mét. Tuy nhiên, tính năng thực sự của đạn này rất khó kiểm chứng.
QBZ-95 chỉ có thể tống vỏ đạn ra ngoài ở bên phải, điều này có nghĩa là xạ thủ thuận tay trái không thể sử dụng súng này. Sau đó, nhược điểm này đã được khắc phục ở biến thể sau, nút chọn chế độ bắn được thiết kế lên phía trên báng súng.
Binh sĩ Trung Quốc với súng QBZ-95.
Xe chiến đấu bộ binh ZBD-2000
Trên thực tế ZBD-2000 là chỉ chung dòng xe thiết giáp với khung cơ bản để phát triển thêm nhiều biến thể như xe bọc thép chiến đấu, xe bọc thép chở quân, xe tăng lội nước hạng nhẹ, các loại xe thông tin và đảm bão kỹ thuật.
Chúng dùng chung hệ động cơ, bánh xích, hệ thống phụ và khung thân để giảm chi phí phát triển – nên sự khác biệt chủ yếu diễn ra ở bên trong và ở tháp pháo được lắp đặt.
Thông số cho thấy nó sánh ngang với các loại xe thiết giáp hiện đại khác trên thế giới. Nhìn bề ngoài thì có thể nói rằng ZBD chịu ảnh hưởng lớn từ thiết kế của dòng xe thiết giáp xung kích BMP (Nga).
Lớp giáp phía đầu xe được làm nghiêng tối đa, khi bơi nước nó sẽ mở ra giúp xe bơi nhanh hơn vì làm giảm sức cản của nước lên xe, ngoài ra còn làm giảm tác hại của đạn địch bắn thẳng vào đầu xe.
Còn đuôi xe là cửa sập mở bằng điện tạo thuận lợi cho việc ra vào của lính tùng thiết. Hai cạnh bên hoàn toàn thẳng đứng, cho nên chỉ có thể chống được các loại đạn cỡ nhỏ lẫn mảnh pháo.
Tùy vào từng phiên bản thì sẽ có những loại vũ khí khác nhau được đặt trên tháp pháo xoay 360° đặt ở giữa thân xe.
Sau ZBD 2000 là phiên bản ZBD-05 với hình dáng khá giống, nhưng có hỏa lực mạnh hơn bao gồm pháo tự động 30mm và tên lửa chống tăng có điều khiển HJ-73C có khả năng tiêu diệt các loại xe tăng hạng nặng lẫn lô cốt, công sự.
Bên cạnh kíp lái tiêu chuẩn 3 người, xe đủ chỗ cho 8 người nằm sau khoang chiến đấu.
Cuối cùng là phiên bản xe tăng lội nước hạng nhẹ ZTD-05 với sức mạnh được tập trung rõ rệt ở khẩu pháo 105mm. Kíp lái 4 người và dĩ nhiên không thể mang theo bộ binh.
Pháo được hỗ trợ cân bằng tầm, hướng và sử dụng hệ thống kiểm soát bắn kỹ thuật số giúp tăng độ chính xác khi bắn cự ly xa và bắn khi đang di chuyển bằng các loại đạn nổ lõm chống tăng, nổ mảnh và xuyên giáp động năng cũng như tên lửa chống tăng.
Qua đó giúp tăng cường khả năng chiến đấu của thủy quân lục chiến Trung Quốc – có thể tấn công bộ binh, xe bọc thép nhẹ lẫn xe tăng khi cần thiết.
Bên cạnh đó còn có thêm một khẩu súng máy hạng nặng 12,7mm trên nóc tháp pháo để đối phó với máy bay bay thấp cũng như các loại xe bọc giáp mỏng.
Tương tự ZBD-05, xe tăng lội nước ZTD-05 có đạn khói đi kèm giúp tạo màn khói ngụy trang khi tấn công cũng như khi bị truy kích, đặc biệt màn khói cũng có thể làm nhiễu các loại tên lửa chống tăng điều khiển bằng tia lade.
Ngoài ra, ZTD 05-còn được tích hợp nhiều trang bị hiện đại khác như máy đo xa lade, thiết bị ảnh nhiệt rất hữu hiệu khi tác chiến ban đêm và hệ thống định vị GPS.
Tóm lại, ZTD-05 sẽ đi đầu trong các phương tiện đổ bộ, khai hỏa trực tiếp vào các hỏa điểm gần bờ biển, mở rộng đầu cầu và sẵn sàng phản kích lực lượng thiết giáp đối phương.
Xe thiết giáp chở quân WZ-551.
Xe thiết giáp chở quân WZ-551
Trong năm 1986, lần đầu Trung Quốc công bố dòng xe bọc thép WZ 551 với những nghi ngờ là xe được copy từ dòng xe bọc thép VAB của Pháp.
Tuy nhiên, Pháp vẫn chưa xác nhận, trong khi Trung Quốc tuyên bố rằng WZ hoàn toàn được phát triển trong nước, tất nhiên có sự giúp đỡ của nước ngoài. Hệ thống điện-máy và động cơ được cho là có nguồn gốc Tây Đức.
Mặc dù vậy xe bọc thép WZ 551 có thể được coi là do TQ phát triển, có lý do để tin rằng các chuyên gia của công ty NORINCO khi tạo dự án này đã tính đến một số xu hướng trong sự phát triển tương lai của xe bọc thép nước ngoài.
Điều này có thể giải thích bố cục bên ngoài tương đồng với một số xe bọc thép nước ngoài thời gian qua. Nhiệm vụ chính của WZ 551 là vận chuyển binh lính và hỗ trợ của họ trên chiến trường.
Hệ thống bánh của BTR WZ 551 khá độc đáo (6x6). Trong phần trước đã tách khoang điều khiển giữa lái xe và chỉ huy với khoang máy.
Ở trước mũi xe, có 2 của chắn gió, bên ngoài nắp thép có thể đóng mở tương ứng với trạng thái chiến đấu/hành quân. Xe được trang bị kính nhìn đêm, nóc xe có 2 cửa sổ trời sử dụng để trưởng xe và lái xe có thể nhanh chóng vào vị trí.
Hai bên sườn xe (phần vát mũi xe) có cửa kính để tiện quan sát 2 bên cả cho trưởng xe và lái xe. Phần đuôi xe bố trí cho khoảng 10 người.
Đuôi xe là phần động cơ, có cửa mở, giống như các xe bọc thép chở quân chuyên trang bị cho lực lượng lính dù.
WZ 551 được hàn các tấm giáp tương đối mỏng, mức độ bảo vệ không được công bố. Tuy nhiên có thể bảo vệ trước đạn súng tiểu liên tấn công hay mảnh nhỏ bom mìn.
Tuy nhiên theo tuy bố của nhà sản xuất xe có khả năng chống đạn 12,7mm ở mặt trước và đạn 7,62mm ở các khu vực còn lại. Nếu gắn thêm giáp phụ thì xe có khả năng chống được đạn 14,5mm.
Với một tháp pháo mở, xe có thể lắp nhiều loại vũ khí tùy thuộc vào nhiệm vụ được giao. Nhưng vũ khí thường thấy nhất là pháo 25mm cùng với tên lửa chống tăng HJ-9.
Ngoài biến thể chở quân, dòng xe thiết giáp này còn có biến thể chống tăng tự hành (trang bị pháo nòng trơn 100mm hoặc 4x4 tên lửa chống tăng HJ-9), hệ thống cối di động (120mm có hệ thống nạp đạn tự động)
Xe có thể được vận chuyển và thả dù xuống khu vực chiến sự bằng máy bay vận tải, xe có thể lội nước mà không cần bất kì sự chuẩn bị nào.
Với kíp xe 3 người cùng khả năng chuyên chở đến 9 lính bộ binh với đầy đủ trang bị theo xe, đây quả là dòng thiết giáp đáng gờm.
Tên lửa chống tăng HJ-9 đặt trên khung gầm xe thiết giáp WZ550 4x4.
Hệ thống tên lửa chống tăng có điều khiển HJ-9
Tên lửa chống tăng HJ-9 do NORINCO (TQ) phát triển và đưa vào trang bị từ những năm 90, có thể tiêu diệt bất cứ mẫu xe tăng hay xe bọc thép nào trên thế giới.
Theo tuyên bố của công ty này, HJ-9A được trang bị công nghệ dẫn đường bằng laser, có thể xuyên qua lớp giáp bảo vệ dày 1.200mm của bất cứ mẫu xe tăng nào ở hiện tại và tương lai.
Bên cạnh đó ngoài khả năng chống tăng, HJ-9A còn được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu cố định như lô cốt, công sự và các công trình kiên cố. Nó còn được trang bị hai loại đầu đạn xuyên lõm và nhiệt áp với tầm bắn hiệu quả lên tới 5 km.
Năm 2005, Norinco đã giới thiệu phiên bản nâng cấp của HJ-9A với đầu dẫn đường được nâng cấp để có khả năng tự dẫn bằng radar bước sóng mm thay cho đầu dẫn laser ở biến thể cũ.
Súng chống tăng Type-98 120mm.
Súng chống tăng Type-98 120mm
Tên lửa chống tăng Type-98 dùng đạn phản lực do Norinco chế tạo theo đơn đặt hàng Quân đội Trung Quốc
Type-98 có thể đặt trên giá 3 chân hoặc vác vai, được trang bị thiết bị quang học nhìn đêm. Loại trang bị cho tiểu đoàn, còn bao gồm một thiết bị nhìn đêm có tầm nhìn 500 m, một máy tính điều khiển, một thiết bị đo cự ly bằng laser và màn hình LED.
Máy tính xác định tham số của mục tiêu di động và báo thành một điểm sáng trên thiết bị ngắm cho xạ thủ thấy.
Đạn sử dụng là loại đạn phản lực chống tăng dùng thuốc nổ mạnh (HEAT) có 2 đầu đạn và ngòi nổ hẹn giờ điện tử, có thể vô hiệu giáp phản ứng nổ và có khả năng xuyên giáp 800 mm nếu bắn trúng từ cự ly 800 m ở góc chạm 90 độ.
Ngoài ra nó có thể bắn loại đạn nổ đa năng với khoảng 120 mảnh văng. Loại đạn này có khả năng xuyên giáp dày 400 mm nếu bắn trúng với góc nghiêng dưới 55 độ.
Mặc dù được trang bị nhiều loại vũ khí mới có sức mạnh và khả năng chiến đấu cao do sức mạnh tổng hợp của các quân binh chủng của quân đội Trung Quốc chưa mang tính đồng nhất.
Hơn nữa việc thiếu các phương tiện vận chuyển cũng như phục vụ chiến đấu khiến cho sức mạnh của những đội quân này giảm đi gần một nửa.
Cũng như với việc các loại vũ khí này còn chưa được thử lửa trong chiến đấu thực tế và quan trọng nhất là kinh nghiệm chiến đấu trong tác chiến đổ bộ của Trung Quốc gần như là con số KHÔNG tròn trĩnh.