Bệnh nhân mắc Covid-19 nặng - Ảnh Hải Long.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (đang hỗ trợ điều trị bệnh nhân nặng tại Đồng Tháp) cho hay, tỉnh Đồng Tháp là một trong những tỉnh bị dịch COVID-19 tấn công và chịu hậu quả khá nặng trong giai đoạn đầu đợt dịch thứ 4. Tính tới thời điểm hiện tại, tỉnh có có trên 4.000 bệnh nhân mắc COVID-19. Đến nay dù số ca mắc tại tỉnh đã giảm nhưng dịch tại tỉnh Đồng Tháp là tương đối phức tạp.
"Tỷ lệ tử vong của Đồng Tháp tương đối cao, có thể nói là cao nhất trong cả nước. Nguyên nhân là do giai đoạn đầu tiên đợt dịch thứ 4, dịch tấn công vào Bệnh viện Sa Đéc. Cụ thể, dịch đã tấn công vào 3 khoa đều có những bệnh nhân nặng như: Khoa hồi sức, thận nhân tạo và nội tổng hợp. Do vậy ở giai đoạn đầu số bệnh nặng và tử vong do COVID-19 khá cao", bác sĩ Cấp cho hay.
Bệnh nhân mắc COVID-19 nặng phải can thiệp thở máy- Ảnh Hải Long.
Để giảm tỷ lệ tử vong của Đồng Tháp xuống mức thấp nhất, Bộ Y tế đã triển khai thiết lập đơn vị Hồi sức Cấp cứu 50 giường ở Bệnh viện Sa Đéc, tăng cường hỗ trợ trang thiết bị cần thiết: máy lọc máu, máy thở, HFNC, tăng cường nhân lực của bệnh viện trung ương về hỗ trợ điều trị.
Theo bác sĩ Cấp, nhờ triển khai tích cực các biện pháp trên mà số ca tử vong tại Đồng Tháp đã giảm hơn so với giai đoạn đầu.
Để phát hiện ra bệnh nhân nặng sớm bác sĩ Cấp cho biết sẽ không khó vì nếu thực hiện xét nghiệm, các chỉ số rối loạn sẽ thể hiện rõ. Lúc đó can thiệp cho bệnh nhân sẽ có hiệu quả. Nếu để bệnh nhân tiến triển có những biểu hiện lâm sàng khi đó can thiệp điều trị sẽ giảm hiệu quả.
Một trong những biểu hiện lâm sàng bệnh nhân nặng thể hiện rõ ràng như: mệt lả, giảm vận động, tức ngực, khó thở,… Khi bệnh nhân có những biểu hiện này cần phải can thiệp khẩn cấp để tránh nguy cơ bệnh nhân diễn biến xấu tới thở máy.
Bác sĩ Cấp cho biết, trong cuộc chiến COVID-19 hiện nay, y tế cơ sở có vai trò quan trọng nhất, điều trị bệnh nhân ở tầng 1, tầng 2. Vì nếu ở tầng 1 phát hiện sớm được các ca bệnh diễn biến nặng sẽ giảm áp lực cho tầng 2. Tương tự như vậy tầng 2 xuất hiện nặng can thiệp sớm theo đúng phác đồ của Bộ Y tế, kiểm soát tốt rối loạn sẽ tránh được tình huống xấu tiến tới phải thở máy.
"Hiện nay, hệ thống hồi sức của tất cả các tỉnh không quá mạnh cho nên với số lượng bệnh nặng vừa phải mới đảm bảo điều trị tốt cho bệnh nhân. Trong trường hợp tăng bệnh nhân thở máy, ECMO, hiệu qủa điều trị không còn cao", bác sĩ Cấp nói.
Đồng hành cùng chương trình tiêm vaccine COVID-19 của chính phủ, chúng tôi đã tổ chức những cuộc tọa đàm trực tuyến nhằm kết nối chuyên gia giải đáp nhiều băn khoăn, thắc mắc của độc giả trong vấn đề tiêm vaccine.
Nhận thấy nhu cầu thông tin của độc giả còn rất nhiều, trong đó có rất nhiều băn khoăn cụ thể, chúng tôi tiếp tục làm cầu nối để độc giả có thể gặp gỡ, trao đổi trực tiếp và lắng nghe giải đáp của chuyên gia.
Buổi tọa đàm với chủ đề: AN TOÀN KHI TIÊM VACCINE COVID-19: ĐỘC GIẢ HỎI - CHUYÊN GIA TRẢ LỜI với sự tham gia của TS.BS Nguyễn Huy Luân - Trưởng Đơn vị Tiêm chủng, BV Đại học Y dược TP HCM sẽ nhận câu hỏi của độc giả và gửi cho chuyên gia giải đáp trực tiếp trong chương trình. Quý độc giả có câu hỏi xin gửi về cho chương trình TẠI ĐÂY .
Kính mời độc giả theo dõi chương trình được phát sóng trực tiếp trên page Soha.vn và web Soha.vn lúc 14h30 Thứ 2 ngày 23/8/2021.