Bác sĩ cảnh báo 1 sai lầm khi dùng đũa khiến người Việt rước bệnh, làm tổn thương gan và gây ung thư

Bảo Nam |

ThS BS Đặng Ngọc Hùng (Viện nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng) mới đây chia sẻ: Đũa dùng quá lâu là thứ cần phải thay mới càng sớm càng tốt.

1 loại đũa tiềm ẩn nguy cơ ung thư đang có mặt trong bếp nhà bạn

Đũa là vật dụng dùng trong bữa cơm hàng ngày, thế nhưng không phải ai cũng biết bảo quản chúng đúng cách hay thay mới chúng đúng thời điểm...

Thực tế, có không ít gia đình Việt Nam cho rằng đũa, đặc biệt là đũa gỗ có độ bền cao, chỉ cần rửa sạch là có thể dùng hàng chục năm. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng đũa có thể bị mủn, mục, bị nứt... Chính những phần bị nứt trên đũa tạo thành ổ chứa cặn thức ăn, làm sinh sôi vi khuẩn, gây hại cho sức khỏe người sử dụng.

ThS BS Đặng Ngọc Hùng (Viện nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng) mới đây chia sẻ: Đũa dùng quá lâu là thứ cần phải thay mới càng sớm càng tốt.

Bác sĩ cảnh báo 1 sai lầm khi dùng đũa khiến người Việt rước bệnh, làm tổn thương gan và gây ung thư- Ảnh 1.

Nếu bạn nhận thấy đũa của mình có dấu hiệu bị mốc trắng, mốc xanh, bị mất đi lớp phủ bên ngoài, đầu đũa bị nứt... thì cần phải thay mới ngay.

ThS BS Đặng Ngọc Hùng nói: Các gia đình nên kiểm tra lại xem bao lâu rồi mình chưa thay đổi đũa ăn. Đũa dùng 6 tháng đến 1 năm là đã nên thay mới. Nếu bạn nhận thấy đũa của mình có dấu hiệu bị mốc trắng, mốc xanh, bị mất đi lớp phủ bên ngoài, đầu đũa bị nứt... thì cần phải thay mới ngay. Đũa khi đã hình thành nấm mốc thì đặc biệt nguy hiểm vì chúng rất dễ chứa độc tố tên là aflatoxin.

Aflatoxin là chất gây ung thư nhóm 1 mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo. Theo tổ chức này, aflatoxin có thể gây ngộ độc cấp tính, gây xơ gan, ung thư gan và thậm chí gây tử vong.

Đũa nhiễm aflatoxin không thể làm sạch chỉ bằng việc rửa hoặc đun nóng, do aflatoxin là hợp chất hóa học có khả năng chịu được nhiệt độ cao. Nhiệt độ thông thường, kể cả ở mức sôi 100 độ C, không đủ mạnh để phá vỡ cấu trúc của aflatoxin. Theo các nghiên cứu khoa học, việc tiêu diệt aflatoxin đòi hỏi nhiệt độ phải đạt tới mức độ rất cao, từ 1500 độ C đến 2000 độ C hoặc hơn, mới có khả năng loại bỏ được chất này.

Các gia đình cần tránh 4 sai lầm dưới đây khi dùng đũa

1. Không được gom đũa lại thành nắm rồi rửa

Cách rửa đũa này dễ khiến cặn thức ăn đọng lại trong từng thớ gỗ của đũa, không chỉ dễ sinh vi khuẩn mà còn có thể gây lây nhiễm chéo bệnh.

Thay vào đó, các bà nội trợ nên dội qua đũa bằng nước sạch trước, sau đó dùng miếng giẻ rửa bát kỳ cọ từng chiếc đũa một. Khi phát hiện đũa có dấu hiệu nấm, mốc thì nên dứt khoát vứt đi.

2. Hãy ngừng thói quen cắn đũa

Bề mặt của đũa sau khi bị cắn có thể hình thành nên những kẽ nứt, nơi có thể tàng trữ mảng bám, dầu mỡ, và tạp chất. Nếu những kẽ nứt này không được làm sạch kỹ, vi khuẩn có thể phát triển không kiểm soát và gây bệnh cho người sử dụng.

Bác sĩ cảnh báo 1 sai lầm khi dùng đũa khiến người Việt rước bệnh, làm tổn thương gan và gây ung thư- Ảnh 2.

3. Vệ sinh đũa không chỉ dừng lại ở việc rửa hàng ngày

Bạn cần phải khử trùng đũa định kỳ để loại bỏ vi khuẩn. Việc khử trùng có thể được thực hiện bằng cách: Mỗi tuần nên luộc đũa trong nước sôi 100 độ C trong vòng nửa tiếng. Sau đó mang đũa đi phơi ở nơi khô ráo rồi mới đem đi cất vào tủ bát.

4. Không nên cất đũa ngay sau khi rửa

Sau khi rửa sạch đũa thì vấn đề bảo quản cũng rất quan trọng. Bạn nên chuẩn bị khăn lau chuyên dụng để lau đũa rồi đặt lên giá cho khô ráo. Tránh việc cất đũa còn ướt vào tủ vì môi trường ẩm thấp dễ hình thành nấm mốc trên đũa.

Khi đã khô, cần đặt đũa thẳng đứng vào lồng đũa. Lồng đũa cần được bảo quản ở nơi thoáng và khô ráo để tránh sản sinh nấm mốc.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại