Ba từ "ma thuật" dùng để bỏ vợ của đàn ông Ấn Độ

500/4000, tức 1/8 số người được hỏi cho biết mình từng bị ly hôn chỉ thông qua 3 từ khô khan vô tình ấy. Và đằng sau đó là bao nhiêu nỗi phẫn uất tủi hổ mà không thể kháng cự của những người phụ nữ Ấn Độ.

"Talaq, talaq, talaq."

Tức "Tôi ly hôn với cô", chỉ 3 từ vỏn vẹn ngắn ngủi được viết bằng tiếng Ả Rập, nhanh chóng chấm dứt cuộc hôn nhân dài 5 năm giữa Sadaf Mehmood và người chồng cô từng ấp kề mỗi đêm.

Mặc dù trước đây cô và chồng từng có nhiều xung đột nhưng chưa lần nào sự việc xảy ra nghiêm trọng như thế này.

Sadaf Mehmood chỉ là một trường hợp trong số rất nhiều phụ nữ Ấn Độ bị "hất cẳng" ra khỏi nhà bằng biện pháp "ba lần Talaq", được viết dưới dạng thư truyền thống cho tới từng tin nhắn điện thoại, Facebook và các ứng dụng nhắn tin khác.

Ấn Độ cũng là một trong ít nước mà biện pháp ly hôn hoàn toàn vô lý này vẫn được sử dụng cũng như được chấp nhận rộng rãi, trong khi phần lớn các quốc gia Hồi Giáo đã tuyên bố cấm.

Ba từ ma thuật dùng để bỏ vợ của đàn ông Ấn Độ - Ảnh 1.

Sadaf Mehmood, một phụ nữ nạn nhân của tục ly hôn bằng ba từ Talaq.

Trong luật ly hôn Hồi Giáo có nhắc đến biện pháp ly hôn "Talaq x3" này. Theo đó, một người đàn ông có 3 lần "talaq" với người vợ, hai lần đầu tiên anh ta có thể ly hôn rồi lại đưa vợ về, tuy nhiên đến lần thứ 3, cặp đôi sẽ không còn cơ hội trở lại với nhau.

Thông thường, khoảng cách giữa các lần Talaq là 1-3 tháng để người vợ có cơ hội chuộc lại lỗi lầm.

Tuy nhiên, một số nơi lại biến thể phương thức ly hôn này thành một người nói đủ 3 lần talaq, hay viết cho vợ 3 lần liên tiếp "từ ma thuật" này sẽ hất cẳng vợ ngay lập tức mà không cần chờ đợi hay ký kết gì, đẩy phụ nữ vào tình cảnh vốn đã yếu thế nay còn nơm nớp lo sợ một ngày nào đó sẽ bị chồng đuổi cổ khỏi nhà mà không thể kháng cự.

"Những lá thư ly hôn Talaqnama thường đến mà không có bất cứ cảnh cáo hay báo trước nào cả", Mehmood nói. Giờ đây cô đang gặp khó khăn kiếm từng đồng tiền vất vả khi không có sự trợ cấp trách nhiệm nào từ chồng.

Shayara Bano cũng là một nạn nhân khác của kiểu ly hôn ép buộc gia trưởng này. Tuy nhiên, cô không cam tâm thấy cuộc hôn nhân của mình kết thúc một cách vô lý như vậy, thế nên cô quyết định đệ đơn lên Toà Án tối cao với mong muốn chấm dứt Talaq trong xã hội Ấn Độ.

"Tôi biết là hôn nhân của tôi chấm dứt rồi, nhưng tôi phải làm điều gì đó để các phụ nữ Hồi Giáo khác không vấp phải chuyện như tôi", Shayara Bano chia sẻ về quyết định của mình.

Ấn Độ vẫn đang là quốc gia tồn tại sự bất bình đẳng giới rõ rệt

Giả dụ, trong việc cưới hỏi, phụ nữ không được quyền quyết định hay xen vào. Chỉ đàn ông mới có quyền được gả con gái mình đi đâu. Trong trường hợp người cha không có mặt hoặc đã chết, lại đến lượt những người họ hàng nam giới thay nhau quyết định.

Hoặc trong khi lễ cưới diễn ra, bố mẹ, người thân của cô dâu sẽ phải rửa chân cho chú rể, sau đó đến lượt cô dâu. Nhiều người cho rằng để bố mẹ cô dâu phải rửa chân cho con rể đúng là đang hạ thấp người lớn, chỉ vì họ là bố mẹ của một cô gái.

Ba từ ma thuật dùng để bỏ vợ của đàn ông Ấn Độ - Ảnh 2.

Họ nhà gái phải rửa chân cho chú rể trong lễ cưới.

Hay như ở Bangladesh, trong lễ cưới truyền thống, mẹ của cô dâu không được phép có mặt để chung vui với con gái mình. Bởi theo quan niệm truyền thống, đó là điềm gở cho cuộc hôn nhân của cô gái.

Và còn vô vàn những tục lệ, quan niệm sai lầm đang dần biến phụ nữ ở các nước Hồi Giáo trở thành những công dân hạng hai trong xã hội đang kêu gào sự bình đẳng giới tính trên toàn thế giới. Một trong những tục lệ đang bị phản đối nhiều nhất chính là "ba lần Talaq".

Một tổ chức từ thiện đã đứng ra làm điều tra trên 4000 người phụ nữ Hồi Giáo và thu được một kết quả khá đáng quan ngại.

500/4000, tức 1/8 số người được hỏi cho biết mình từng bị ly hôn chỉ thông qua 3 từ khô khan vô tình ấy. Và chẳng có ai đứng lên giành lại cho họ quyền được ký tá, được thoả thuận về tài sản hay đơn phương không chấp thuận ly hôn.

Ba từ ma thuật dùng để bỏ vợ của đàn ông Ấn Độ - Ảnh 3.

Phụ nữ Ấn Độ phải chịu quá nhiều bất công vì mang giới tính nữ.

Như Shaista Ali, đến từ Bhopal cho biết cô đã đến tìm các tu sĩ để xin trợ giúp sau khi bị chồng ly hôn bằng Talaqnama, nhưng đổi lại hy vọng của cô, các tu sĩ mặc nhiên đứng về phía nhà chồng cô trong quyết định đuổi cô khỏi gia đình.

Cũng trong vài tuần gần đây, chính tổ chức từ thiện nọ đã kêu gọi được tới 50.000 chữ ký từ người trong cộng đồng Hồi Giáo nhằm gia tăng sức ép xin bãi bỏ luật ly hôn bằng Talaqnama độc ác vô lý này.

Rất nhiều quốc gia có đông người Hồi Giáo đã từng ban lệnh cấm đối với ly hôn bằng Talaqnama, trong đó có quốc gia láng giềng Bangladesh của Ấn Độ. Còn ở Pakistan, kiến nghị bãi luật vẫn đang trong quá trình xem xét bởi Nghị viện.

Tuy nhiên, những nhà lãnh đạo có vai vế trong cộng đồng Hồi Giáo Ấn Độ vẫn không có dấu hiệu muốn cải luật mặc cho các nỗ lực đến từ các tổ chức nhân quyền trên thế giới, bởi họ lo sợ rằng tín ngưỡng sẽ bị lung lang.

Một số khác lại cho rằng điều chỉnh luật lần này sẽ tạo tiền đề để các cá nhân đòi hỏi thay đổi lại toàn bộ giáo điều bấy lâu nay.

Mặc cho bao nhiêu tranh cãi nổ ra, những người phụ nữ Ấn vẫn phải chống chọi lại truyền thống khắc nghiệt ngày qua ngày. Đến bao giờ thì nó kết thúc? Đớn đau thay, điều đó lại phụ thuộc vào đàn ông.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại