Ba Lan sẵn sàng để Mỹ triển khai vũ khí hạt nhân?

Lê Ngọc |

Câu hỏi về việc rút vũ khí hạt nhân của Mỹ khỏi Đức trong những năm gần đây đã được đặt ra ngày càng thường xuyên hơn.

Ý kiến của đại diện chính quyền Đức khác nhau

Như đã biết, đầu đạn hạt nhân đã được người Mỹ triển khai ở châu Âu, bao gồm cả Đức, trong Chiến tranh Lạnh, như một đối trọng với Liên Xô và kho vũ khí hạt nhân của nước này. Nhưng 30 năm đã trôi qua kể từ khi Liên Xô tan rã, quân đội Mỹ vẫn ở lại Đức.

Tình trạng này không phù hợp với nhiều người Đức tin rằng sự hiện diện quân sự không chỉ làm suy giảm phẩm giá quốc gia, mà còn gây ra mối đe dọa đối với sự an toàn môi trường.

Ba Lan sẵn sàng để Mỹ triển khai vũ khí hạt nhân? - Ảnh 1.

Mỹ được cho là có khoảng 150 đơn vị vũ khí hạt nhân ở châu Âu, trong đó, có 20 đơn vị tại Đức; Nguồn: topwar.ru

Trong nghị viện, lãnh đạo Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD) Rolf Mutzenich kêu gọi chính quyền Đức tổ chức rút vũ khí hạt nhân của Mỹ khỏi đất nước.

Việc triển khai vũ khí hạt nhân luôn tiềm ẩn một số rủi ro nhất định - trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang với Nga, các cơ sở quân sự tàng trữ vũ khí hạt nhân của Mỹ sẽ bị các tên lửa Nga tấn công trước tiên, và cả khi không có xung đột cũng chẳng mấy tốt lành do luôn có xác suất thảm họa do công nghệ.

Chủ tịch SPD S. Esken ủng hộ đồng nghiệp của mình, nhấn mạnh rằng tốt hơn là nên chi tiền cho cuộc chiến chống lại bất bình đẳng xã hội và nâng cao trình độ giáo dục của dân chúng, thay vì vũ khí hạt nhân.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas (thuộc SPD), đã phản ứng rất hoài nghi với quan điểm của các nhà lãnh đạo của Đảng Dân chủ Xã hội. Ông cho rằng, Đức không nên có bất đồng với đối tác quan trọng nhất trong NATO - Mỹ.

Đại diện của đảng cánh hữu CDU/CSU của Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng phản đối việc rút vũ khí hạt nhân. Trong khi đó, xác suất rút vũ khí hạt nhân của Mỹ khỏi lãnh thổ Đức vẫn khá cao, ít nhất là dưới thời Thủ tướng tiếp theo, đặc biệt là nếu SPD thắng, kịch bản như vậy có thể trở thành hiện thực.

Ba Lan mong muốn có vũ khí hạt nhân?

Nhiều chuyên gia Đức tin rằng, nếu kịch bản nêu trên xảy ra, Mỹ sẽ không triển khai vũ khí hạt nhân ở Trung và Đông Âu và chỉ đơn giản là chuyển các cơ sở của mình sang nước láng giềng Ba Lan.

Điều này sẽ chỉ góp phần làm gia tăng thêm căng thẳng trong quan hệ với Nga. Các cuộc thảo luận trong xã hội Đức được theo dõi chặt chẽ ở nước láng giềng Ba Lan và có những lý do riêng cho việc này.

Một nhà bình luận của Ba Lan tuyên bố rằng nước này có mọi cơ hội để triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ: Tất cả những gì phải làm là đưa vào hoạt động trở lại các boongke ở Miedzyrzecz - nơi Liên Xô giữ vũ khí hạt nhân cho đến năm 1989. Những silo này vẫn trong tình trạng tuyệt vời.

Bình luận viên Julianskii kêu gọi triển khai vũ khí hạt nhân ở Ba Lan với số lượng bất kỳ, vì Đức bị cáo buộc đứng về phía Nga từ lâu và sẽ tham gia vào các liên minh thương mại và quân sự với nước này. Mỹ, theo các nhà bình luận nêu trên là đồng minh đáng tin cậy duy nhất cho Ba Lan.

Tuy nhiên, Ba Lan không phải là Nga, không phải Mỹ và cũng không phải Trung Quốc. Các cơ sở hạt nhân sẽ phải được đặt tại các khu đông dân cư, với tất cả các rủi ro đi kèm.

Nhưng thật khó để những người ủng hộ việc triển khai vũ khí hạt nhân có thể hiểu rằng: triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của họ không phải là một đặc quyền hay trách nhiệm quá lớn và là một mối nguy hiểm khôn lường.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại