Ngoài việc sử dụng tiêm kích tàng hình F-35I thì Israel còn có một loại vũ khí cũng nguy hiểm không kém đó chính là các UAV cảm tử để dùng tấn công vào đối phương.
Trong số những UAV cảm tử thì Harop được coi là loại nguy hiểm nhất.
Đây được coi là đỉnh cao công nghệ UAV của nền công nghiệp quốc phòng Israel.
Hình ảnh UAV Harop khi được phóng vút lên không trung và chuẩn bị lao về phía mục tiêu.
UAV cảm tử Harop vừa bay ra khỏi bệ phóng.
UAV cảm tử Harop được thiết kế với vai trò tìm kiếm và tiêu diệt các trạm radar nằm sâu trong lãnh thổ đối phương bằng cách kết hợp máy bay không người lái với tên lửa hành trình tấn công mặt đất.
Loại vũ khí này có thể phóng từ xe tải hoặc tàu chiến cách xa vùng chiến sự, với thời gian bay quần rất lâu.
Nó sẽ tuần tiễu tự động trong khu vực được chỉ định trước.
Thiết bị cảm biến sẽ ghi nhận, tìm kiếm tín hiệu radar của đối phương và khi phát hiện, nó sẽ so sánh mẫu thu nhận với cơ sở dữ liệu để đánh giá mức độ ưu tiên.
Nếu UAV Harop được sử dụng rất có thể các hệ thống tên lửa phòng không Syria sẽ phải gánh chịu thiệt hại đầu tiên.
Hệ thống phòng không S-125 của quân đội Syria.
Trong hình là khẩu đội 9K35 Strela-10 (SA-13 Gopher) của phòng không Syria.
Ngay cả hệ thống phòng không S-200, loại vừa bắn hạ F-16D của Israel cũng có thể gặp nguy hiểm nếu đối đầu với UAV cảm tử Harop.
Các UAV cảm tử thường có kích thước nhỏ gọn lại sử dụng nhiều vật liệu nhẹ composite nên việc theo dõi bằng radar thường rất khó phát hiện ra để đánh chặn chúng.
Hệ thống Pantsir S1 của Syria được coi là vũ khí có thể đánh chặn hiệu quả các UAV cảm tử, tuy nhiên họ lại có số lượng không nhiều.
Những hệ thống phòng không to lớn và không có khả năng cơ động cao như S-75 sẽ dễ dàng làm mồi ngon cho UAV Harop.
Hệ thống phòng không Pantsir S1 đang khai hỏa.
Tên lửa 3M9 thuộc hệ thống tên lửa phòng không tự hành 2K12 Kub (SA-6 Gainful) của phòng không Syria.
Loại vũ khí này từng lập nhiều chiến công trong cuộc chiến Yom Kippur năm 1973 và nhận biệt danh "Ba ngón tay thần chết". Tuy nhiên nếu bị F-35I hoặc UAV Harop tấn công, chúng cũng sẽ dễ dàng bị thương tổn.
Ngay cả hệ thống phòng không Buk-M2E dù cơ động cao nhưng nếu bị hàng loạt UAV Harop tấn công cũng khó có thể được an toàn.
Cận cảnh hệ thống phòng không Buk-M2E của lực lượng phòng không Syria.
Sau khi phát hiện được mục tiêu, Harop của Israel sẽ lao thẳng vào mục tiêu như một tên lửa.
Harop được trang bị cả hai loại cảm biến ban ngày và ban đêm để có thể thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, định vị và tấn công các mục tiêu di động hoặc cố định với độ chính xác cao nhất.
Hình ảnh UAV cảm tử này đang phá hủy mục tiêu.
UAV Harop có chiều dài 2,5m, sải cánh 3m, tốc độ hành trình 185km/h.
UAV cảm tử này có khả năng hoạt động hiệu quả trong vòng 6 giờ đồng hồ
Phạm vi hoạt động 1.000km, thời gian hoạt động liên tục 6 tiếng, phần chiến đấu nặng 23kg chứa 1 đầu đạn nổ mảnh có khối lượng 15kg.
Sau khi được phóng lên, UAV Harop cảm tử thực hiện hành trình bay như một UAV thông thường, sau đó khi tiếp cận mục tiêu chúng tăng tốc lao xuống để phá hủy.
http://anninhthudo.vn/quan-su/anh-khong-can-toi-f35-voi-sat-thu-cam-tu-harop-trong-tay-israel-van-co-the-lam-phong-khong-syria-vo-vun/757892.antd