Chế độ nghĩa vụ quân sự đã làm suy yếu quân đội Trung Quốc như thế nào?

Trung Phạm |

Mỗi năm, PLA có nguy cơ mất tới 25% sức chiến đấu trong thời gian từ 3-4 tháng và không thể đạt đủ tầm tác chiến của một đội quân chuyên nghiệp.

Với chế độ nghĩa vụ quân sự và quy trình huấn luyện như hiện nay, Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) có thể mất đi đáng kể sức mạnh chiến đấu trong khoảng thời gian tương đối dài mỗi năm.

Mất mát này chắc chắn sẽ khiến PLA gặp khó khăn hơn khi buộc phải cân nhắc đưa ra các lựa chọn phù hợp trong trường hợp xảy ra khủng hoảng, đồng thời cũng hạn chế các cơ hội huấn luyện và tạo ra một điểm yếu tiềm ẩn mà đối thủ của Trung Quốc có thể tận dụng khai thác.

Theo tính toán, mỗi năm Trung Quốc phải cần tới khoảng 450.000 lính nghĩa vụ, tương đương với 20% tổng quân lực. Sự lệ thuộc của PLA vào lính nghĩa vụ chủ yếu ảnh hưởng tới các lực lượng chiến đấu bộ binh. Tuy nhiên, do tác động dây chuyền, các đơn vị thường trực của Trung Quốc hiện nay cũng đều phải trải qua từ 3 – 4 tháng ở dưới sức chiến đấu.

Các lãnh đạo Trung Quốc nhận thức rõ được những vấn đề liên quan tới chế độ nghĩa vụ và quy trình huấn luyện và đã đưa ra nhiều giải pháp khắc phục. Tuy nhiên, cho tới khi nào Trung Quốc chưa giải quyết được những rủi roi này, các đối thủ của Bắc Kinh sẽ vẫn chiếm giữ lợi thế lớn nếu xung đột xảy ra.

Chế độ nghĩa vụ quân sự đã làm suy yếu quân đội Trung Quốc như thế nào? - Ảnh 1.

Quân đội Trung Quốc trong lễ duyệt binh ngày 5/9/2015

PLA mất 3-4 tháng suy giảm sức chiến đấu mỗi năm

Do chính sách nghĩa vụ quân sự, các lực lượng bộ binh PLA có nguy cơ mất tới 25% sức mạnh chiến đấu trong thời gian từ 3-4 tháng mỗi năm và không thể đạt đủ tầm tác chiến của một đội quân chuyên nghiệp.

PLA hiện đang duy trì khoảng 2 triệu quân thường trực sau quyết định cắt giảm 300.000 quân năm 2017. Cứ 2 năm, PLA đều cần tuyển dụng thêm khoảng 800.000 quân, nghĩa là mỗi năm sẽ phải tuyển 460.000 lính nghĩa vụ để thay thế cho các vị trí đã ra quân và bù đặp cho khoảng 15% tỷ lệ hao hụt.

Trước đấy, Lục quân và Lực lượng tên lửa chiến lược chiếm khoảng 73%, tương đương 1,6 triệu quân trong PLA. Tuy nhiên, tỷ lệ % của Lục quân hiện chiếm xấp xỉ 68% do năm 2015 Lực lượng tên lửa chiến lược bị cắt giảm và tái cơ cấu thành một binh chủng độc lập.

Mặc dù lính nghĩa vụ được phân bổ đồng đều giữa các quân binh chủng nhưng Lục quân vẫn chiếm số đông nhất vì quy mô, cũng như yêu cầu huấn luyện về trình độ kỹ thuật thấp hơn. Lục quân chắc chắn vẫn cần khoảng 550,000 (70%) trong số 800,000 lính nghĩa vụ.

Trong nội bộ Lục quân, các vũ khí trang bị chiến đấu chủ yếu dựa vào những lính nghĩa vụ có trình độ kỹ thuật thấp và hàng năm luôn phải đối diện với tình trạng dạo động về sức mạnh chiến đấu.

Thời gian tuyển quân và huấn luyện mỗi năm đã tạo ra một điểm yếu đáng kể cho PLA và nhất là các lực lượng chiến đấu mặt đất.

Thông thường, chế độ huấn luyện của Trung Quốc diễn ra theo lộ trình sau: Huấn luyện tân binh vào mùa Thu; cá nhân và đơn vị cấp phân đội vào mùa Đông, diễn tập lớn hơn vào mùa Xuân; và kết thúc huấn luyện hiệp đồng vào mùa Hè.

Huấn luyện tân binh cơ bản diễn ra trong 40 ngày từ tháng 9 đến tháng 12 mỗi năm. Nội dung chủ yếu tập trung vào lễ tiết tác phong, đi đều, rèn luyện thể lực, bắn và bảo dưỡng súng trường cá nhân, lịch sử PLA và 16 ngày học tập chính trị.

Vì huấn luyện cơ bản chưa thể trang bị dầy đủ các kỹ năng cho binh sĩ nên các đơn vị vẫn phải huấn luyện bổ sung, cá nhân cũng như tập thể, trước khi một người lính có thể hoạt động hiệu quả trong các tổ chức cấp cao hơn và trong chiến đấu. Do đó, PLA phải mất tới ngót 9 tháng mới đạt được hiệu quả chiến đấu 100%.

Kể từ năm 1999, Trung Quốc đã nhiều lần thay đổi chế độ nghĩa vụ quân sự. Trước đó, Trung Quốc áp dụng chính sách nghĩa vụ 3 năm với Lục quân, 4 năm với các lực lượng đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao hơn như Không quân và Hải quân.

Đến năm 1999, Trung Quốc điều chỉnh còn 2 năm cho tất cả các quân binh chủng và bắt đầu xây dựng Chế độ Quân nhân Chuyên nghiệp (NCO). Năm 2013, Trung Quốc áp dụng chế độ rèn luyện tân binh và huấn luyện cơ bản từ tháng 12 đến tháng 9.

Như biểu đồ minh họa phía dưới, sức chiến đấu của PLA sụt giảm nhiều nhất thường diễn vào giai đoạn từ tháng 9 đến tháng 12 mỗi năm, và sẽ không đạt được đầy đủ khả năng cho tới thời điểm nào đó ở giai đoạn từ tháng 5 tới tháng 8.

Các giai đoạn này tương ứng với thời kỳ mạnh nhất và yếu nhất cho các lực lượng bộ binh của PLA nhưng cũng sẽ có tác động sâu sắc tới các lực lượng khác.

Chế độ nghĩa vụ quân sự đã làm suy yếu quân đội Trung Quốc như thế nào? - Ảnh 2.

Biểu đồ mô tả sức mạnh chiến đấu và chu trình huấn luyện thường niên của PLA

Cơ hội cho các đối thủ của Trung Quốc

Những hạn chế và yếu kém do chế độ nghĩa vụ quân sự của PLA mang lại nhiều khả năng sẽ khiến Trung Quốc gặp khó khăn hơn trong việc đưa ra các lựa chọn khi xảy ra khủng hoảng, nhất là về thời gian và nguồn lực huấn luyện, qua đó vô tình tạo ra lợi thế cho đối phương, chẳng hạn như Mỹ.

Do chính sách nghĩa vụ quân sự và quy trình huấn luyện, Trung Quốc rất khó có thể tạo ra hoặc không dám can sự vào các cuộc khủng khoảng cần tới số lượng lớn nhân lực bộ binh trong giai đoạn từ tháng 9 đến tháng 12 mỗi năm trừ phi buộc phải thực hiện vì những hoàn cảnh bên ngoài.

Hơn nữa, do những xáo trộn gắn với việc phải huy động nhiều đơn vị thực hiện nhiệm vụ huấn luyện cơ bản, PLA có thể phải cần tới nhiều tuần hoặc nhiều tháng để "rèn quân, luyện cán" và triển khai lực lượng trong trường hợp xảy ra khủng hoảng hoặc xung đột.

Bởi vậy, lợi thế lớn nhất của Mỹ hay các đối thủ khác của Trung Quốc chính là khoảng khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 12 mỗi năm, và nếu xảy ra xung đột, giai đoạn này là thời điểm mà Mỹ nên lựa chọn để phát động chiến tranh nếu có thể.

Quân đội Trung Quốc diễn tập phóng tên lửa

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại