Sau năm 1975, ước tính khối lượng vũ khí chiến lợi phẩm do Mỹ sản xuất mà Quân đội nhân dân Việt Nam thu được lên tới 5 tỷ USD (thời giá lúc bấy giờ) và tình trạng kỹ thuật của chúng còn rất tốt, vì vậy các vũ khí này đã được huy động tham gia cuộc Chiến tranh biên giới Tây Nam.
Đầu tiên là các tiêm kích F-5 Tiger, Không quân Nhân dân Việt Nam thường dùng F-5E/F với vai trò cường kích tấn công mặt đất thay vì tiêm kích phòng không.
Cường kích hạng nhẹ A-37 Dragonfly đóng một vai trò rất quan trọng trong nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực đường không, tấn công các vị trí đóng quân của lính Pol Pot.
Tại thời điểm cuối thập niên 1970, Không quân nhân dân Việt Nam được trang bị 7 máy bay vận tải hạng trung chiến lợi phẩm C-130, vai trò của chúng là chuyển quân và vận tải hàng hóa cho chiến trường.
C-119 Flying Boxcar là loại máy bay vận tải hạng nhẹ, nó cũng được sử dụng song song với C-130 Hercules trong vai trò vận chuyển bộ đội từ hậu phương ra tiền tuyến.
Trực thăng vận tải hạng nặng CH-47 Chinook cũng là một chiến lợi phẩm đáng chú ý, mặc dù số lượng thu được chỉ vỏn vẹn 5 chiếc nhưng vai trò của chúng là chẳng hề nhỏ.
Trực thăng đa dụng UH-1 có thể coi là phương tiện gây kinh hoàng nhiều nhất cho lính Khmer Đỏ, ngoài nhiệm vụ chở quân xung kích thì nó còn làm tốt chức năng yểm trợ hỏa lực đường không.
Những chiếc U-17 chiến lợi phẩm vẫn được Không quân Việt Nam dùng để trinh sát chiến trường đúng như vai trò ban đầu, khi phát hiện địch sẽ phóng rocket khói đánh dấu cho F-5, A-37 oanh tạc.
Xe tăng chiến đấu chủ lực M48 được Quân đội nhân dân Việt Nam thu giữ với số lượng nhỏ sau năm 1975, các cỗ chiến xa này cũng tham gia Chiến tranh biên giới Tây Nam như lực lượng tại chỗ.
Hầu hết số xe tăng M48 thu được sau khi giải phóng miền Nam nằm trong thành phần các đơn vị làm nhiệm vụ dự bị hoặc cảnh vệ, ví dụ như Tiểu đoàn vệ binh 180 bảo vệ Sở chỉ huy Mặt trận 479 tại Campuchia.
Chiếc thiết giáp chiến lợi phẩm được sử dụng nhiều nhất chính là M113 APC, nó được xem như "Taxi chiến trường" chủ lực của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngoài số chiến lợi phẩm thuộc hệ 2 thì vũ khí hệ 1 dĩ nhiên không thể vắng bóng, ví dụ như tiêm kích MiG-21 cũng được triển khai để làm nhiệm vụ phòng không thời gian đầu, khi Khmer Đỏ vẫn còn không quân.
Bên cạnh MiG-21 thì chúng ta còn sử dụng cả tiêm kích J-6 do Trung Quốc viện trợ từ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, nó cũng được sử dụng cho nhiệm vụ phòng không như MiG-21.
Trực thăng tấn công Mi-24A - Xe tăng bay uy lực nhất của Không quân nhân dân Việt Nam thời điểm đó, đã giáng cho quân Khmer Đỏ những đòn đánh chí tử.
Trực thăng vận tải đa dụng Mi-8 lúc này cũng đã có mặt trong trang bị của Quân đội nhân dân Việt Nam, nó được sử dụng song song và làm nhiệm vụ tương tự như UH-1 dù không phổ biến bằng.
https://anninhthudo.vn/quan-su/anh-dan-vu-khi-chien-loi-pham-quan-doi-viet-nam-su-dung-tan-cong-tieu-diet-khmer-do/795652.antd