Ăn nhanh hay chậm tốt hơn cho sức khỏe?

Ngọc Diệp (theo CN Asia) |

Một nghiên cứu trên 4.000 người trung niên ở Nhật đã cho thấy rằng, những người ăn nhanh có xu hướng nặng cân hơn và thường tăng cân nhiều nhất sau tuổi 20.

Theo bác sĩ Jessica Beh, Giáo sư tâm lý học tại Cleveland Clinic, những người ăn chậm thường mất hơn 30 phút để hoàn thành bữa ăn, trong khi những người ăn nhanh mất chưa đầy 20 phút.

Trong một nghiên cứu được thực hiện trong suốt 8 năm, kiểm tra sự thay đổi cân nặng ở 529 nam giới cho thấy, những người ăn nhanh tăng cân nhiều hơn gấp đôi so với những người ăn chậm hoặc vừa.

Ăn chậm, nhai lâu có thể khiến bạn nuốt nhiều không khí hơn với mỗi miếng thức ăn, dẫn đến đầy hơi và chướng bụng. Tuy nhiên, ăn quá nhanh cũng không tốt vì khiến dạ dày phải làm việc nhiều hơn để tiêu thụ các hạt thức ăn có kích thước lớn.

Ăn nhanh hay chậm tốt hơn cho sức khỏe? - Ảnh 1.

Những người có thói quen ăn nhanh sẽ tăng cân nhiều hơn, đặc biệt là sau 20 tuổi

"Việc nuốt một lượng lớn thức ăn nhanh, kích thước lớn có thể khiến axit dạ dày trào ngược vào thực quản, dẫn đến ợ nóng và khó chịu", bác sĩ Jessica Beh cho biết.

Không có một quy định cụ thể nào về việc nhai thức ăn đúng cách, nhưng theo Jessica Beh,  trung bình khoảng 20-30 lần nhai cho một miếng thức ăn là lý tưởng. Với những món dai, cứng hơn như thịt bò và các loại hạt thì tăng lên khoảng 40 lần.

Cách điều chỉnh tốc độ ăn

Để ăn nhanh hơn: Tập trung vào việc ăn uống, cắt thức ăn thành những miếng lớn hơn, tránh ăn quá nóng, đặt mục tiêu hoàn thành bữa ăn trong 30 phút.

Nếu muốn chậm lại: Chú ý đến hương vị của món ăn, nhai mỗi miếng từ 20-30 lần trước khi nuốt, cắt thức ăn thành những miếng nhỏ, uống nước trong khi ăn, vừa ăn vừa trò chuyện với những người xung quanh.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại