Ấn Độ hủy cuộc thử nghiệm tên lửa cận âm Nirbhay chỉ 8 phút sau khi phóng

Thanh Huyền |

Ngày 12/10, Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) đã bắn thử tên lửa hành trình cận âm Nirbhay và phải dừng cuộc thử nghiệm 8 phút sau khi tên lửa được phóng đi.

ANI dẫn lời các quan chức DRDO cho biết: "Trong quá trình bay thử nghiệm tên lửa hành trình cận âm Nirbhay, đã xuất hiện một vết nứt. Các nguyên nhân của lỗi này đang được xác minh" .

Thời báo Hindustan trước đó đưa tin DRDO đã hủy bỏ cuộc thử nghiệm tên lửa 8 phút sau khi nó được phóng từ một cơ sở thử nghiệm ở Odisha.

Lỗi kỹ thuật của tên lửa đã được một quan chức báo cáo rằng có một số lỗi kỹ thuật trong tên lửa sau khi phóng từ cơ sở thử nghiệm. Do đó, nhiệm vụ đã phải dừng lại giữa chừng.

Đây là lần thứ tư kể từ năm 2013, một vụ phóng thử tên lửa hành trình Nirbhay bị dừng giữa chừng.

Tên lửa cận âm Nirbhay có tầm bắn khoảng 800 km, có khả năng bay với tốc độ 0,7 Mach. Khả năng bay của nó bao gồm lướt trên biển và bám địa hình giúp nó né tránh các radar của đối phương.

Tên lửa này có khả năng đặc biệt điều khiển trên đường đi. Tên lửa có thể được điều khiển từ điểm phóng để đánh chặn đường bay hoặc đánh trúng mục tiêu ở điểm cuối.

Việc phóng tên lửa này được hỗ trợ bởi tên lửa đẩy rắn do Phòng thí nghiệm Hệ thống Tiên tiến của DRDO phát triển.

Đây là vụ thử tên lửa thứ 10 của DRDO chỉ trong hơn một tháng. Theo đó, DRDO đang thử nghiệm trung bình 4 ngày 1 tên lửa.

Việc Ấn Độ triển khai vũ khí chế tạo sẵn, phát triển và thử nghiệm các loại vũ khí tối tân đang diễn ra như một phản ứng trước hành động của quân đội Trung Quốc ở khu vực phía đông Ladakh.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại