Ai nên “xuất” cho khỏe?
Theo bản năng tự nhiên, phái mạnh khi đạt đỉnh thì kết thúc bằng “xuất binh” để hưởng cực khoái, có như thế mới mãn nguyện. Điều này có lẽ đúng cho hầu hết đàn ông trẻ và khỏe mạnh. Ý kiến của các chuyên gia về vấn đề này cũng khuyên chúng ta: khi bạn ân ái lên đến đỉnh cao là phải “xuất binh” mới thỏa mãn.
Nếu bạn không xuất binh, làm ngược lại tự nhiên sẽ không có lợi cho sức khỏe. Trên thực tế, việc xuất tinh không những không gây tổn hại sức khoẻ, mà còn giúp bạn đạt được cảm giác thăng hoa, xua tan mọi stress .
Tuy nhiên ở những cuộc “yêu” có vấn đề về sức khỏe như: xuất tinh sớm , rối loạn cương dương , yêu quá sức... sau khi xuất tinh sẽ gây căng thẳng, mệt mỏi, đau lưng, mỏi gối...
Xuất binh là một quá trình tự nhiên, là cao trào của cuộc yêu. Bạn tuân thủ thì cơ thể được giải phóng năng lượng, thỏa mãn nhu cầu thể chất và tâm hồn.
Nếu bạn làm ngược lại quy luật tự nhiên, sẽ gây rối loạn chức năng tình dục, gây ức chế cho đại não, khiến tâm thần hỗn loạn, căng thẳng, không tìm thấy niềm vui trong cuộc sống ân ái.
Từ xa xưa, các nhà y học cổ đại đã chỉ ra rằng: những người thể chất khoẻ mạnh, khí lực cường thịnh thì không nên kìm nén cố chịu, nếu lâu ngày tinh dịch không tiết ra sẽ gây ung nhọt độc.
Lời khuyên ở đây là: bạn nên giữ gìn sức khỏe trong chuyện phòng the bằng cách tốt nhất là chỉ nên “yêu” vừa sức không quá lạm dụng, mà bị hụt hơi suy kiệt.
Không “xuất” có hại gì?
Các nhà tình dục học chỉ ra rằng, nếu bạn không “xuất binh” trong cuộc yêu, có thể gây các tác hại cho sức khỏe:
Rối loạn cương: trong cuộc yêu đến gần đỉnh điểm, nếu bạn dùng ý chí, sức lực kìm hãm “xuất binh” sẽ làm cho niệu đạo, dương vật, vùng đáy chậu xung huyết quá mức. Mặt khác cũng gây ức chế hệ thần kinh và các cơ quan sinh dục.
Nếu điều này tái diễn nhiều lần sẽ làm cho hứng thú “yêu” của bạn suy giảm, làm cản trở khả năng cương cứng của “cậu nhỏ”, gây rối loạn dương cương.
Khi sắp tới cao trào, hoạt động thần kinh của trung khu tình dục trong não và cơ quan sinh dục vẫn đang trong trạng thái hưng phấn, xung huyết. Bỗng bạn phải dừng lại để kìm nén xuất tinh, ham muốn vẫn đang căng thẳng, đòi hỏi tình dục vẫn chưa được đáp ứng, làm tăng gánh nặng cho hệ thống thần kinh và cơ quan sinh dục, phản xạ có điều kiện bị gián đoạn…
Tình trạng này lặp đi lặp lại nhiều lần dễ gây liệt dương .
Mặt khác, thường xuyên kìm hãm xuất tinh, tinh dịch sẽ buộc phải tìm đường ra, trong đó di tinh là một giải pháp cơ thể thường lựa chọn.
Việc “bế tinh” cũng dễ xuất hiện những kháng thể kháng tinh trùng gây nên tình trạng hiếm muộn , chậm con.
Dễ mắc bệnh trĩ: nếu bạn thường xuyên khống chế xuất tinh sẽ gây áp lực xung huyết ở vùng đáy chậu, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu ở hậu môn, dễ gây ra bệnh trĩ.
Suy nhược thần kinh : nhiều lần, vỏ não phải điều khiển khống chế xuất binh nên luôn ở trong trạng thái căng thẳng, lo lắng. Nếu kéo dài, sẽ gây suy nhược thần kinh với các biểu hiện: mất ngủ, lơ đãng, hay quên, đau đầu, hoa mắt, khó tập trung…
Viêm nhiễm : mỗi lần bạn kìm hãm xuất binh làm cho cơ thể bị xung huyết, trong đó có vùng đáy chậu. Xung huyết tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ xâm nhập gây viêm tuyến tiền liệt , viêm túi tinh mạn tính, viêm đường dẫn tinh, viêm tinh hoàn…Bên cạnh đó, tinh dịch bị giữ lại, chứa nhiều dinh dưỡng sẽ là nguồn thức ăn giúp vi khuẩn sinh sôi phát triển và gây viêm.
Ai nên “bế tinh”?
Danh y Tuệ Tĩnh đã đưa ra một bí quyết trường thọ nổi tiếng là : “Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần. Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình”.
Thực tế từ xưa đến nay đàn ông mà ham mê tửu sắc quá độ, tiêu phí “tinh” quá nhiều thường bị già trước tuổi, sức khỏe suy kiệt nhanh chóng đến độ đi đứng không vững. Vì thế, danh y Tuệ Tĩnh mới khuyên đàn ông học cách “bế tinh”.
Tuy nhiên nhiều người đã hiểu sai và cho rằng, “bế tinh” là tuyệt đối không được xuất tinh khi “ân ái”. Chữ “bế tinh” mà danh y Tuệ Tịnh khuyên chúng ta là nên hạn chế tình dục, không nên hoang phí quá độ.
Các chuyên gia khuyên rằng: “bế tinh” là phương pháp chỉ dành cho người già, đàn ông lớn tuổi lấy vợ trẻ, không còn vướng bận chuyện sinh con và tần suất quan hệ thưa. Bởi khi đã xuất tinh, những người ở độ tuổi này phải mất rất nhiều thời gian để trở lại trạng thái cương cứng nên mới cần phải “bế tinh”.
Những người ốm yếu, mắc bệnh mạn tính như tim, phổi, thận, khớp… cũng nên bế tinh để đỡ hao tổn sinh lực, cạn kiệt khí huyết.