Ý tưởng chuyển đổi sang chế độ tổng thống có từ 1962
Ngày 14/3/1991 ở Liên Xô người ta đã thông qua đạo luật "Về việc thể chế chức vụ tổng thống Liên Xô và áp dụng những thay đổi và bổ sung vào Hiến pháp Liên Xô".
Ngày 15/3/1990 Mikhail Gorbachev đã trở thành tổng thống đầu tiên và duy nhất của Liên Xô. Bằng chính đạo luật này người ta đã thay đổi nội dung điều khoản thứ 6 của Hiến pháp.
Nếu như trước đây nó tuyên bố sự độc quyền của Đảng cộng sản Liên Xô (ĐCSLX), thì bây giờ ĐCSLX cùng các đảng phái chính trị và liên minh công đoàn chỉ tham gia vào việc dự thảo chính sách quốc gia và điều hành đất nước.
Nhiều người cho rằng những thay đổi này là hậu quả của sự kiện ngày 4/2/1990 khi 300 nghìn người diễu hành khắp trung tâm thủ đô Moscow đòi huỷ bỏ điều 6 của Hiến pháp. Có vẻ như để đáp lại điều đó Gorbachev đã bắt đầu xem xét vấn đề áp dụng chức vụ tổng thống.
M. Gorbachov- Tổng thống cuối cùng của Liên Xô
Thực chất thì ngày 5/2/1990 tại hội nghị ở điện Kremli Gorbachev đã đặt vấn đề áp dụng chức vụ tổng thống và chuyển sang đa đảng. Tuy nhiên, việc phân tích sự kiện cho thấy,việc biến đổi quyền lực như vậy đã được chuẩn bị từ vài năm trước khi thực hiện nó.
Ý tưởng chuyển quyền tổng thống đối với Liên Xô không phải là mới của phe cánh Gorbachev. Năm 1962, trong khi soạn thảo dự thảo Hiến pháp mới cho Nikita Khrusev, Otto Kuusinen đã đưa ra ý tưởng áp dụng chức vụ tổng thống.
Ông ta nêu lý do cho đề nghị của mình rằng, nếu diễn ra bước quá độ từ hệ tư tưởng "chuyên chính vô sản sang xây dựng quốc gia toàn dân" thì cần có những chuyển đổi quyền lực phù hợp.
Còn nếu nói chính xác hơn, thì cần có quy chế tổng thống là người không liên quan đến bộ máy đảng. Như vậy, việc áp dụng chức vụ tổng thống rõ ràng là cần thiết để làm giảm sức nặng của ĐCSLX trong hệ thống quyền lực nhà nước ở Liên Xô. Tuy nhiên khi đó dự án này còn chưa được thực hiện.
Việc phục hồi ý tưởng tổng thống trong mối liên hệ với ý tưởng áp dụng đa đảng xuất hiện vào tháng 12 năm 1985, khi trưởng Ban tuyên truyền Trung ương ĐCSLX Alecxandr Nicolaevich Iacovlev đệ trình Gorbachev bản phân tích (thực chất là cương lĩnh ) "Mệnh lệnh nhận thức chính trị".
Ý tưởng chính của nó là phân chia ĐCSLX thành Đảng xã hội chủ nghĩa và Đảng dân chủ nhân dân, được hợp nhất vào khối "Liên minh những người cộng sản". Người đứng đầu nhà nước phải là tổng thống (đồng thời là người đứng đầu "Liên minh những người cộng sản").
Chức vụ đó cần được chọn bầu từ những ứng cử viên của hai đảng phái chính trị trong cuộc tổng tuyển cử với thời hạn 10 năm. Trong dự án cũng thấy rằng việc áp dụng quy chế tổng thống được tiến hành song song với việc xoá bỏ thế độc quyền của ĐCSLX.
Ý tưởng của bản phân tích của vị chủ nhiệm văn phòng Trung ương mới được chú ý đến là rất táo bạo. Kinh nghiệm của ông ta mách bảo rằng bất kỳ một hành động thừa nào cũng dẫn đến bị thất sủng. Iacovlev đã một lần bị mất chức ủy viên trung ương đảng và được điều đi làm đại sứ tại Canada.
Có nghĩa là ông ta tin tưởng rằng các ý tưởng của mình sẽ không đặt dấu chấm hết cho con đường công danh của ông ta. Lúc đó Gorbachev không ủng hộ Iacovlev, nhưng đến tháng 7/1986 Iacovlev đã trở lại và vào Ban Bí thư TW phụ trách vấn đề tư tưởng.
Chỉ đến mùa hè năm 1988 Gorbachev mới quay trở lại việc cải tổ chính trị, khi nghị quyết trục thẳng đứng của các Xô viết được thông qua.
Kết quả, trong năm 1989 một đoàn đại biểu được bầu ra, trong đó hình thành ngay hai phái: bảo thủ (khối "Liên minh") và tự do (nhóm đại biểu liên khu vực, viết tắt là MDG). Gorbachev là phát ngôn viên , người giữ cân bằng giữa họ.
Những cải cách của Gorbachov đã đưa Liên bang Xô Viết đến sự tan rã. |
Công cuộc cải tổ của Gorbachov
Mùa hè thu năm 1989 – trong nhóm nhỏ các trợ lý của Gorbachev cũng nảy sinh ý tưởng áp dụng thể chế tổng thống, nhưng bị ông bác bỏ.
Tuy nhiên, đến cuối năm đó Gorbachev thay đổi quan điểm và một nhóm trong biên chế trợ lý tổng bí thư, gồm Georgi Shakhnazapov, viện sĩ Vladimir Cudriavsev, cố vấn phòng quốc tế BCHTW Vadim Sobakin, đã bắt đầu soạn thảo vấn đề áp dụng thể chế tổng thống.
Đầu năm 1990 Iacovlev đã mời trợ lý tổng bí thư Andrei Grachov và Vadim Sobakin đến, giao cho họ nghiên cứu các mô hình tổng thống ở nước ngoài và lựa chọn phương án tối ưu để áp dụng vào thực tiễn ở Liên Xô.
Đa số những người chứng kiến cho rằng "đòn bẩy" của ý tưởng này chính là Alecxandr Iacovlev với sự trợ giúp của trợ lý tổng bí thư Anatoli Cherniaev. Việc kết hợp áp dụng thể chế tổng thống với ý tưởng loại bỏ độc quyền chính trị của ĐCSLX là trò chơi "ngựa gỗ" của họ.
Suốt tháng 1 và 2 năm 1990 Iacovlev và Cherniaev đã "tẩy não" cho Gorbachev. Và cuối cùng họ không chỉ thuyết phục được tổng bí thư, mà còn cả phần lớn uỷ viên Bộ chính trị.
"Bước ngoặt quốc gia"
Và ở đây điều thú vị nhất được bắt đầu. Vậy lý lẽ của hai người này là gì? Cherniev đã viết trong nhật ký ngày 3/1/1990 của mình như thế này: "Khi ông ấy (ám chỉ Gorbachev) còn chưa trút bỏ khỏi mình "người cộng sản trung thành với những giá trị xã hội chủ nghĩa, ông ấy sẽ không thể đi xa hơn trong việc cải tổ".
Sau đó ít lâu, vào trung tuần tháng 1, trong cuộc trò chuyện với Iacolev, Cherniaev đã nói rằng đây là muốn nói đến "bước ngoặt quốc gia" và Iacovlev đáp lại: "Đúng. Và không thể chậm trễ".
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, Iacovlev mới là "tác nhân" thực sự dẫn đến sự ta rã của Liên Xô
Alecxandr Iacovlev và những người đồng chí hướng với ông ta đã có kế hoạch dài lâu cho việc phá huỷ hệ thống Xô Viết.
Ông đã nói về điều đó sau khi Liên Xô sụp đổ: "Nhóm những người chân chính, chứ không phải các nhà cải tổ giả dối, đã lên kế hoạch (dĩ nhiên là bằng miệng) như sau: dùng uy tín của Lê nin giáng đòn vào Xtalin và Chủ nghĩa Xtalin.
Rồi sau đó trong trường hợp thắng lợi, dùng Plekhanov và đảng dân chủ xã hội đánh Lê nin, dùng chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa xã hội tinh thần hạ gục cách mạng hoá nói chung". Đó chẳng phải là "bước ngoặt quốc gia hay sao?
Tồn tại nhiều giả thuyết khác nhau về kế hoạch của Iacovlev. Tuy nhiên lại thấy rõ, mọi cái đơn giản hơn và tồi tệ hơn nhiều: ông ta là kẻ giáo điều vỡ mộng trong hệ thống Xô Viết. Và cũng như mọi kẻ giáo điều khác bất kỳ nào, ông ta đơn giản chỉ dùng điểm cộng (+) thay cho điểm trừ (-) trong nhận thức của mình.
Những người chứng kiến nhớ lại rằng, vào cuối năm 1960- đầu những năm 1970 người ta coi Iacovlev là người ủng hộ bí thư BCHTW và uỷ viên BCT Alecxandr Shelepin.
Chính sự nghi ngờ trong "bè đảng của Shelepin" là nguyên nhân của những âm mưu chống lại Iacovlev từ phía những người tự do trong đám bộ sậu của một bí thư TW khác – Iuri Andropov.
Alecxandr Nicolaevich Iacovlev đã kể nhiều điều thú vị hơn trong cuốn hồi ký của mình. Chẳng hạn, chính ông đã được Mikhail Suslov gọi tới chỗ mình ngay trước khi Nikita Khrusev bị tước bỏ mọi chức vụ và đề nghị ông ta viết một bài xã luận trên "Pravda" về vấn đề này.
Hoá ra là "kiến trúc sư cải tổ" tương lai đã gia nhập vào nhóm những người đáng tin cậy, gần gũi nhất của nhân vật chính thống nhất. Hay Suslov là cha đẻ bí mật của cải tổ?
Mưu đồ của Iacovlev
Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau đó Iacovlev đã có sự thăng tiến đáng chú ý. Nguyên nhân vẫn còn là vấn đề cần được nghiên cứu để làm sáng tỏ.
Song như nhà sử học Nicolai Mitrokhin khẳng định: "trong những năm 1970-1972 Iacovlev đã kịp làm cuộc cách mạng tư tưởng thần tốc, tự biến mình từ người theo Xtalin chính thống với xu hướng bài Do Thái thành một người tiến bộ và bảo trợ cho "chủ nghĩa xét lại".
Khi được trở lại bộ máy BCHTW năm 1985 Iacovlev thấy ở Mikhail Gorbachev một người có khả năng giúp cho ông ta thực hiện được những ý đồ của mình.
Song, Iacovlev cũng hiểu rõ rằng Gorbachev sẽ không đồng ý phá vỡ thế độc quyền của ĐCSLX, nếu như không làm cho ông ấy chuyển cương vị tổng bí thư sang cương vị tổng thống dù vị thế đó sẽ bảo vệ quyền lực riêng của ông ấy.
Boris Yeltsin (cầm giấy) là người đã "kết liễu" sự nghiệp chính trị của M. Gorbachov. |
Nhưng thực tế đã cho thấy, việc áp dụng chúc vụ tổng thống là bước đi mạo hiểm đối với Liên Xô cũng như đối với Gorbachev. Các thủ tục của thể chế tổng thống và việc lựa chọn Gorbachev đã chỉ ra rằng, kế hoạch được chuẩn bị kỹ càng trên giấy của Iacovlev là bước đi chệch hướng.
Và không chỉ là một. Gorbachev và Iacovlev đã tính toán rằng, một phần đại biểu cánh bảo thủ sẽ ủng hộ Gorbachev chỉ đơn giản vì sự đoàn kết của Đảng. Còn đại biểu cánh tự do sẽ đồng ý đổi chức vụ tổng thống lấy việc xóa bỏ thế độc quyền của ĐCSLX. Hoá ra mọi thứ còn phức tạp hơn nhiều.
Liên Xô bắt đầu tan rã
Hãy bắt đầu từ việc chia rẽ ở nhóm đại biểu liên khu vực (MDG). Một phần những người đứng đầu nhóm (Anatoli Sobchac) ủng hộ Gorbachev. Tuy nhiên một trong những người đứng đầu nhóm đó như Iuri Aphanasiev đưa ra ý kiến phản đối ý tưởng tổng thống.
Tiếp theo còn nhiều bất ngờ khác. Phát biểu tại đại hội, người phát ngôn của Nghị viện Cadacxtan Nursultan Nazarbaev ủng hộ áp dụng thể chế tổng thống Liên Xô, nhưng gắn chủ đề này với khả năng chuyển sang mô hình tổng thống ở các nước cộng hoà thuộc Liên bang.
Và chỉ sau đó một tháng- vào tháng 4/1990- Nazarbaev đã trở thành tổng thống nước cộng hoà Kazakstan, một trong những nước cộng hoà đầu tiên có thể chế tổng thống của Liên bang Xô Viết.
Những chiến hữu của Gorbachev, theo một số nguồn tin, đã phải ngấm ngầm mặc cả với các đại biểu đến từ các nước cộng hoà Pribaltic. Nhưng bất ngờ vẫn chưa dừng lại ở đó.
Ngay trước khi vấn đề áp dụng thể chế tổng thống được xem xét, ngày 9/3 Xô Viết Tối cao Grudia đứng đầu là đảng viên cộng sản Givi Gumbaridze đã thông qua nghị quyết "Về các giới hạn bảo vệ chủ quyền quốc gia của Grudia" trong đó có nói:
"việc có chức vụ tổng thống Liên Xô khi không có chức vụ tổng thống Grudia là phủ nhận sự tồn tại của Grudia- một quốc gia có chủ quyền".
Vì thế việc các đại biểu Grudia tham gia bỏ phiếu về vấn đề áp dụng thể chế tổng thống là không thể chấp nhận được.
Hơn nữa, các đại biểu Grudia đã huỷ bỏ hiệp ước giữa Grudia và Liên bang Nga ký ngày 21/5/1921, hiệp định về giáo dục của liên bang Zacavca ký ngày 12/3/1922, đồng thời ra quyết định công nhận hiệp định giáo dục của Liên xô ký ngày 30/12/1922 là bất hợp pháp đối với Grudia, cũng như chỉ thị bắt đầu các cuộc đàm phán về việc khôi phục quốc gia Grudia độc lập.
Ngày 20/6/1990 Xô viết tối cao Grudia đã bổ sung thêm vào nghị quyết đã ký ngày 9/3 của mình điều khoản về việc cần thiết có những cuộc đàm phán trực tiếp giữa Grudia và Cộng hoà liên bang Nga.
Như vậy, việc áp dụng thể chế tổng thống Liên Xô đã dẫn tới chuỗi ý định chủ quyền từ phía các nước cộng hoà như một hiệu ứng đô mi nô.
Nếu Liên Xô không tan rã thì quốc gia này giờ đây sẽ mạnh như thế nào (Ảnh: RIA Novosti/V.Kadyshev) |
Trong một năm rưỡi tồn tại của mình, quy chế tổng thống ở Liên Xô đã không tìm được vị thế của mình trong hệ thống quyền lực. Nó chỉ là công cụ để mua sự đồng ý thủ tiêu thế độc quyền của ĐCSLX của Gorbachev. Nó đã không thể trở thành qui chế quyền lực có hiệu quả.
Tiếp theo là sự thay đổi xoành xoạch với việc thành lập và huỷ bỏ Hội đồng tổng thống, thành lập Hội đồng an ninh, ý đồ chuyển phần lớn quyền lực của Bộ Chính trị sang hai Hội đồng này, biến Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô thành Văn phòng bộ trưởng thuộc tổng thống và sau đó lại xoá bỏ chính nó.
Thay vì là công cụ củng cố tính chủ quyền toàn Liên bang Xô viết, quy chế tổng thống lại trở thành một trong những cơ cấu làm sụp đổ đất nước.
Bài học lớn
Bây giờ, 30 năm đã trôi qua toàn bộ câu chuyện này chỉ cón là mối quan tâm kinh viện của các nhà sử học, chính trị học và các nhà luật học mà thôi. Tuy nhiên những sự kiện đầu năm 2020 buộc ta phải nghĩ đến tính cấp bách chính trị của những bài học cải tổ sau này.
Trong thông điệp liên bang ngày 15/1/2020 của mình, tổng thống Vladimir Putin tuyên bố áp dụng hàng loạt sửa đổi vào Hiến pháp hiện hành.
Nếu khái quát ý nghĩa của những sửa đổi này, thì ý nghĩa của chúng có thể được hiểu rằng, vai trò của hai viện nghị viện, của chính phủ, của Hội đồng an ninh cũng như Hội đồng nhà nước là cơ quan được đăng ký trong Hiến pháp.
Vladimir Putin không phải là Mikhail Gorbachev. Hơn nữa người đứng đầu nước Nga hiện nay đã làm được rất nhiều thứ để chôn vùi "di sản Gorbachev" về mặt chính trị. |
Hoàn toàn hiển nhiên, những thay đổi này là cần thiết để "quá cảnh" quyền lực. Nhiều người cho rằng mục đích của chúng, trước hết để bảo vệ các vị trí của Putin trong chính quyền và trong giới thượng lưu chính trị sau khi ông kết thúc nhiệm kỳ của mình vào năm 2024.
Về nguyên tắc không có gì xấu trong đó cả. Vấn đề ở đây là: những thay đổi này sẽ không đưa đến hậu quả giống như việc áp dụng thể chế tổng thống Liên Xô trước đó chứ?
Tất nhiên, Vladimir Putin không phải là Mikhail Gorbachev. Hơn nữa người đứng đầu nước Nga hiện nay đã làm được rất nhiều thứ để chôn vùi "di sản Gorbachev" về mặt chính trị.
Nếu phân tích những tin tức bị rò rỉ trước khi có những thay đổi trong Hiến pháp ở nước Nga, có thể cho rằng một số dự thảo cạnh tranh nhau đã đưa ra, nào là củng cố sức mạnh cho Hội đồng nhà nước, nào là cho một viện nào đó trong các nghị viện, nào là cho Hội đồng an ninh.
Hiển nhiên là sau mỗi dự án như vậy luôn có những người vận động hành lang của mình, họ không chỉ hoàn thành nhiệm vụ được đặt ra cho mình, mà còn cố gắn kết nó với các lợi ích của họ.
Vậy chẳng lẽ năm 1990 không vậy? Mikhail Gorbachev muốn có vị trí quyền lực mới, còn Iacovlev khao khát làm sụp đổ thế độc quyền của ĐCSLX. Tuy vậy, mọi dự án cạnh tranh này thực tế chỉ là được hợp nhất thành một trong quá trình sửa đổi Hiến pháp.
Theo Tạp chí Tuyệt mật (Nga)