Mỗi ngày, chúng ta đều đánh răng tối thiểu 2 lần nhưng chỉ thực hiện vào buổi sáng và tối là chưa đủ để có một nụ cười hoàn hảo. Bởi thực tế không phải ai cũng nắm được quy trình vệ sinh răng miệng đúng để có một hàm răng khỏe, trắng và hơi thở thơm tho.
Trang Bright Side đã liệt kê những thói quen phổ biến có thể gây hại răng miệng nhiều người mắc phải.
1. Đánh răng quá mạnh
Khi chúng ta đánh răng quá mạnh, lông của bàn chải sẽ bị cong và không loại bỏ được cặn răng đúng cách. Bên cạnh đó, thói quen này có thể làm tổn thương nướu, dẫn đến tụt lợi, lộ chân răng và mòn men răng.
2. Không chú ý đến thực phẩm tốt cho răng
Chúng ta biết rằng ăn quá nhiều đồ ngọt có thể gây sâu răng. Tuy nhiên, để sở hữu một hàm răng khỏe mạnh, chúng ta cần bổ sung các thực phẩm giàu canxi, phốt pho và florua.
Những thực phẩm tốt cho rằng là các sản phẩm từ sữa, các loại rau quả có vỏ, cá và đậu đỗ vốn rất giàu canxi. Còn cá, ngũ cốc, các loại hạt, đậu lăng lại nhiều phốt pho.
Chúng ta thường nhận florua cần thiết hàng ngày qua nguồn nước máy. Tuy nhiên, nếu sống ở khu vực nguồn nước chứa ít florua, bạn nên ăn các thực phẩm giàu florua như sữa, muối...
3. Không có các dụng cụ làm sạch bổ sung
Bàn chải dù tốt đến mức nào cũng không thể làm sạch các mảng bám dính trên răng hay ở kẽ răng. Đó là lý do vì sao bạn cần chỉ nha khoa. Nếu kẽ khá rộng, bạn có thể sử dụng bài chải kẽ răng. Để tiêu diệt vi khuẩn, hãy dùng nước súc miệng.
Bạn cũng có thể dùng "tăm nước" – một loại máy xịt tia nước vệ sinh răng miệng sau khi đánh răng với mục đích là giúp làm sạch lưỡi và kẽ răng, đồng thời massage nướu nhẹ nhàng.
4. Quên chăm sóc lợi
Nếu lợi của bạn yếu và không được cung cấp đủ máu, tình trạng viêm nha chu sẽ dễ xảy ra. Căn bệnh này khiến nướu bị viêm, chảy máu, mềm đi và để lộ chân răng, thậm chí là rụng răng.
Để lợi khỏe hơn, bạn cần mát xa lợi bằng bàn chải đánh răng hoặc ngón tay. Ăn thức ăn đặc và nhai kỹ, súc miệng bằng nước vỏ cây sồi, trà hay nước muối. Nếu nướu dễ bị chảy máu, hãy đến nha sĩ để được vệ sinh răng miệng và kê thuốc phù hợp.
5. Không lấy cao răng
Cao răng là sản phẩm cứng của khoáng chất từ nước bọt và thức ăn. Nó thường có màu vàng nâu và bàn chải đánh răng không có tác dụng. Mảng bám và cao răng gây ra bệnh nha chu, bao gồm viêm xương bao quanh răng.
Mảng bám rất rắn nên chỉ có thể lấy ra bởi dụng cụ chuyên dụng tại phòng khám nha khoa. Bạn nên lấy cao răng ít nhất 1 lần/năm. Tuy nhiên, nha sĩ khuyến cáo bạn nên lấy cao răng bao nhiêu lần trong năm.
6. Chỉ giới trẻ mới niềng răng
Rất nhiều người nghĩ rằng chỉnh nha chỉ nên thực hiện ở tuổi thiếu niên. Còn khi đã trưởng thành, người đó không còn phù hợp để niềng răng. Nhưng đó là 1 nhận định sai lầm.
Một nụ cười đẹp không phải là lý do chính khiến bạn phải chỉnh nha. Nếu bạn có vấn đề như răng khấp khệnh, nguy cơ sâu răng sẽ cao hơn.
7. Chỉ nhai 1 bên
Hành động nhai có đặc tính tự làm sạch răng. Vì vậy nếu chỉ nhai 1 bên, bạn vô tình sẽ khiến bên kia dễ bị sâu răng.
Ngoài ra, hai một bên miệng sẽ giúp các cơ dày và khỏe ở bên đó nhưng bên còn lại thì không, làm mặt bị lệch, thậm chí ảnh hưởng đến thính giác. Do đó, bạn đừng quên ăn các thức ăn có độ rắn nhất định như trái cây, rau cải để răng khỏe hơn.
8. Không dạy trẻ cách chăm sóc răng đúng cách
Một số cha mẹ nghĩ rằng răng sữa không quan trọng vì chúng chỉ là tạm thời. Nhưng một đứa trẻ cần được học cách chăm sóc răng miệng từ sớm để hình thành thói quen tốt.
Trẻ cần biết rằng quá trình đánh răng cần kéo dài 3 phút và việc đánh răng nên theo chiều dọc chứ không phải đưa ngang bàn chải. Men răng vĩnh viễn của trẻ không khỏe bằng răng người lớn và các rãnh (khe nứt) trên răng sẽ bị sâu hơn, đó là lý do thức ăn nếu mắc vào sẽ khó bị chải đi.
* Theo Bright Side