Sưng, phù nề: Nếu bạn cảm thấy tay đeo nhẫn hơi căng, bàn chân sưng phồng hoặc đôi mắt sưng húp vào buổi sáng, đó có thể là do bạn ăn quá nhiều muối (natri). Tình trạng khi cơ thể bạn bắt đầu giữ nước do lượng muối cao được gọi là phù nề và nên điều trị bằng chế độ ăn ít muối.
Luôn khát nước: Natri được tìm thấy trong muối giúp cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Khi bạn ăn quá nhiều muối, cơ thể bạn cần nhiều chất lỏng hơn để giúp làm sạch hệ thống để cơ bắp và các cơ quan khác có thể hoạt động tốt. Đó là cách điều chỉnh tỷ lệ natri-nước của cơ thể và nước uống là cách tốt nhất để đưa mọi thứ trở lại bình thường.
Màu nước tiểu thay đổi: Sự tích tụ natri trong cơ thể gây ra những thay đổi màu nước tiểu. Ăn nhiều muối làm cho thận của bạn phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ muối ra khỏi cơ thể. Điều này có thể dẫn đến bệnh thận. Ngoài ra, quá nhiều muối trong cơ thể có thể dẫn đến mất nước. Khi mất nước nghiêm trọng lượng nước tiểu giảm đi và chuyển sang màu vàng đậm.
Loãng xương: Lượng muối lớn có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ xương. Khi bạn ăn quá nhiều muối, thận của bạn không thể hoạt động đúng cách, và điều này làm tăng nguy cơ thiếu canxi. Thiếu canxi mãn tính có thể dẫn đến xương yếu, các vấn đề về răng và thậm chí có thể gây ra chứng loãng xương.
Chuột rút cơ bắp: Duy trì cân bằng natri-kali rất quan trọng đối với sức khỏe của bạn vì các nguyên tố hóa học này chịu trách nhiệm co cơ. Nếu bạn ăn quá nhiều thức ăn mặn, bạn có thể bị chuột rút hoặc đau thắt ở cơ bắp.
Đau đầu dai dẳng: Lượng natri dư thừa làm tăng khối lượng máu và làm giãn nở mạch máu của bạn. Sự giãn nở của các mạch máu này gây ra huyết áp cao (tăng huyết áp) và kết quả là có thể gây đau đầu nghiêm trọng.
Các vấn đề nhận thức: Tăng huyết áp do lượng muối cao có thể làm tổn thương các động mạch ở não của bạn. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ và khiến bạn khó tập trung hơn vào công việc hàng ngày. Bên cạnh đó, mất nước liên tục có thể dẫn đến trí nhớ kém, cảm giác mệt mỏi và phản ứng chậm.