6 tác nhân gây bệnh ung thư, ăn uống 'góp mặt'

Phạm Loan |

Tại Việt Nam ung thư vẫn là căn bệnh đầy thách thức trong điều trị, do thường phát hiện ở giai đoạn muộn nên tỷ lệ tử vong khi mắc bệnh cao.

Một số loại ung thư nguy cơ mắc cao tại Việt Nam như ung thư gan, phổi, ung thư vú, ung thư đường tiêu hoá, ung thư máu, ung thư tuyền liệt tuyến, ung thư tuyến giáp.

Ths.BS Thân Văn Thịnh, khoa Khám (Bệnh viện Ung bướu Hà Nội) cho biết, tỷ lệ mắc ung thư tại Việt Nam ở mức cao. Bằng những tiến bộ vượt bậc của khoa học trong y học, cũng như trình độ chuyên môn cao của đội ngũ cán bộ y tế chuyên sâu, nhiều căn bệnh ung thư có thể điều trị khỏi khi phát hiện ở giai đoạn sớm.

Trong đó, trên 1/3 ung thư có thể chữa khỏi, 1/3 ung thư có thể kéo dài, 1/3 có thể nâng cao thể trạng giảm các biến chứng của ung thư.

Nguyên nhân gây ung thư tới nay vẫn chưa được chứng minh rõ ràng, nhưng khoa học đã chỉ ra nhóm làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Nhóm tác nhân từ chất phóng xạ như chất phóng xạ, chất bức xạ, ô nhiễm phóng xạ làm tăng ung thư tuyến giáp, ung thư máu đã được chứng minh.

6 tác nhân gây bệnh ung thư, ăn uống góp mặt - Ảnh 1.

Bác sĩ Thịnh tư vấn cho bệnh nhân.

Một số vi khuẩn, virus cũng được chứng minh là tác nhân gia tăng nguy cơ mắc ung thư ở người, có thể kể tới như virus Epstein - Barr (EBV) liên quan mật thiết với ung thư vòm họng, vi khuẩn HP ở bệnh nhân ung thư dạ dày, hay tác nhân virus viêm gan làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan.

Việc ăn uống đồ ăn nhiều muối, đồ nướng cùng thói quen ít vận động liên quan tới ung thư dạ dày, ung thư trực tràng.

Theo bác sĩ Thịnh, một số loại ung thư có yếu tố gene và gia đình, gặp ở các trường hợp đa polyp đại trực tràng, ung thư võng mạc, ung thư vú, ung thư buồng trứng.

Một số tác nhân liên quan tới nội tiết gặp ở ung thư vú, ung thư nội mạc tử.

Ngoài ra, một số thuốc chứa hoá chất sử dụng trong quá trình điều trị bệnh có thể làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư.

Để phòng ngừa ung thư, theo chuyên gia cần giảm thiểu tất cả các yếu tố nguy cơ trên. Trong ăn uống, bác sĩ chuyên chúng ta nên ăn những thực phẩm có nguồn gốc, không ăn thực phẩm có tồn dư chất bảo vệ thực vật, thực phẩm mốc, thực phẩm có nhiều muối, thực phẩm chứa chất bảo quản không cho phép. Bạn cũng cần hạn chế ăn quá nhiều thịt, đồ ăn chiên rán, đồ nướng cháy… Bạn cũng cần chế độ ăn uống cân đối, ăn nhiều rau xanh hoa quả tươi.

Bên cạnh đó, chúng ta cần xây dựng lối sống khoa học tăng cường vật động thể dục thể thao, kiểm soát tốt cân nặng.

Để phát hiện ung thư sớm, bạn cần theo dõi sức khoẻ và đi khám sức khoẻ định kỳ, thấy có bất thường thì lập tức đến chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại