Tỷ lệ người mắc ung thư phổi hiện đứng thứ nhất hoặc hai trong tất cả các bệnh ung thư ở hầu hết các quốc gia. Đây cũng được xem là căn bệnh có tỉ lệ tử vong gần như cao hàng đầu. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thảm họa này chính là thiếu trang bị kiến thức phòng bệnh và hiệu quả phòng bệnh của cộng đồng chưa cao, chưa triệt để.
Làm thế nào để ngăn ngừa ung thư phổi là vấn đề được nhiều người quan tâm, thông tin sau đây sẽ giúp bạn áp dụng hiệu quả hơn, đặc biệt là những người có nguy cơ ung thư phổi cao.
Những nhóm người có nguy cơ ung thư phổi cao nhất
1, Nhóm người hút thuốc lâu năm
Những người có thói quen hút thuốc nhiều, lâu năm, mỗi ngày hút vượt quá 20 điếu, hoặc hút khoảng 20 năm, tính trung bình mỗi năm hút khoảng 400 điếu.
Đây là những người nhất định phải đi khám sức khỏe phổi định kỳ hàng năm, đặc biệt là chụp X-quang phổi để sớm phát hiện những thay đổi bất thường.
2, Nhóm người bị khàn giọng hoặc khó nuốt không rõ nguyên nhân
Khi bạn tự nhiên bị khàn giọng hoặc khó nuốt bất thường so với trước đó mà không rõ nguyên nhân vì sao thì hãy nên đến bệnh viện để kiểm tra X-quang phổi trong thời gian gần nhất có thể, phần lớn các trường hợp bị ung thư phổi đều có các dấu hiệu này.
3, Nhóm người bị bệnh lao phổi mãn tính
Nếu bị mắc bệnh lao lâu ngày, mỗi lần đi kiểm tra sức khỏe của phổi bằng cách chụp hình ảnh ngực, bạn nên so sánh với kết quả đi khám trước đó thông qua tấm phim chụp.
Nếu kết quả so sánh những ảnh chụp X-quang ngực lần trước và lần sau cho thấy hình dạng, kích thước bản chất của phổi có sự thay đổi, thì cần lưu ý rằng bệnh ung thư có thể đang có xu hướng phát sinh và tấn công bạn.
Những hình ảnh cũ và mới trong những tấm phim chụp phổi sẽ giúp bạn so sánh tình trạng sức khỏe phổi trong hiện tại và quá khứ, từ đó có thể có những nhận định về tình trạng phát triển của bệnh.
Đừng bỏ qua những triệu chứng đơn giản, kể cả những người bị viêm phổi tái phát nhiều lần cũng nên thường xuyên đi kiểm tra phổi, loại bỏ những nguy cơ mắc bệnh, trong trường hợp nghiêm trọng thì nên chụp CT để kiểm tra chi tiết nếu thấy cần thiết.
4, Nhóm người thường xuyên bị ho, có đờm mãn tính
Những người thuộc đối tượng này, đặc biệt là các trường hợp ho ra máu hoặc trong đờm xuất hiện các tia máu, dù chỉ một lần cũng phải chú ý.
Nếu tình trạng này lặp đi lặp lại, thì vấn đề đã trở nên nghiêm trọng hơn, bạn cần phải ngay lập tức đi đến bệnh viện để chụp X-quang ngực, xem đó có phải là dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi hay không.
5, Nhóm người bất ngờ phát hiện thấy khối u không rõ lý do
Khi không có các lý do như va chạm hay chấn thương, bỗng nhiên bạn sờ thấy các hạch bạch huyết nổi cục lên, có các nốt sần trên da, có cục u xuất hiện dưới lớp da đầu và các triệu chứng tương tự thì nên khẩn trương đi chụp X-quang ngực để được kiểm tra, nhanh chóng xác nhận xem có phải các khối u phổi hay không.
6, Nhóm người có dấu hiệu bất thường ở ngực
Khi nam giới xuất hiện các khối u nổi cục lên trên phần vú (bên ngoài) hoặc có các hình dáng bất thường, các vùng xương khớp bị sưng/nổi cục thì đừng chần chừ, hãy đi kiểm tra để phát hiện sớm.
Do bệnh ung thư phổi có sự phát triển nhanh chóng với những dấu hiệu tiềm ẩn không rõ ràng, việc phòng chống ung thư phổi và kiểm tra thể chất thường xuyên cho các nhóm ung thư phổi có nguy cơ cao nói trên và vô cùng quan trọng và cần thiết.
Chỉ có khám sớm và phát hiện sớm thì mới có thể giúp bạn phòng ngừa ung thư hiệu quả, không để bệnh tiến triển nặng mới đi khám, đánh mất thời gian vàng trong điều trị bệnh.
Cách phòng ngừa ung thư phổi ai cũng nên tham khảo, áp dụng
1, Bỏ thuốc lá hoặc hút càng ít càng tốt
Trong số tất cả các phương pháp phòng chống ung thư phổi, điều quan trọng nhất bạn nên làm ngay đó là bỏ hút thuốc hoặc giảm số lượng thuốc hút mỗi ngày, tránh xa môi trường có khói thuốc.
Đã có các dữ liệu nghiên cứu thống kê cho thấy, những người hút thuốc có nguy cơ bị ung thư cao gấp 7-11 lần so với người không hút thuốc.
Hơn 30% các ca ung thư như ung thư phổi, ung thư thanh quản và ung thư thực quản có liên quan mật thiết với việc hút thuốc lá. Vì vậy, chúng ta phải chú ý đến việc cai thuốc sớm.
2, Chú ý môi trường không khí
Cải thiện hệ thống thông gió tại nơi ở, nơi làm việc, giảm nồng độ các chất độc hại trong không khí và chuyển đổi các loại quy trình sản xuất có thể tạo ra nguồn không khí chứa các chất độc hại, đặc biệt là những người cần phải làm việc trong môi trường khói bụi, ô nhiễm.
Trong trường hợp bất khả kháng, bạn nên thực hiện tốt các giải pháp bảo vệ trong môi trường làm việc như sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động, đeo khẩu trang hoặc các loại mặt nạ bảo vệ khác.
3, Chú ý những nguyên tắc ăn uống
Hãy lưu ý rằng, có một số điều cấm kỵ nhất định trong chế độ ăn uống mà bạn phải tuân thủ để có được sức khỏe tốt.
Nên ăn đầy đủ các thực phẩm chứa protein, dinh dưỡng đa dạng toàn diện, thực phẩm giàu vitamin, chế độ ăn uống ít muối, ít chất béo, tránh thuốc lá, rượu.
Hạn chế hoặc sử dụng vừa phải các chất cay nóng và kích thích như hành, tỏi, gừng, hạt tiêu.
Ăn ít các loại thực phẩm chiên, nướng, đồ ăn chiên rán khi còn nóng.
Bạn nên ăn các loại rau tươi và trái cây giàu chất dinh dưỡng và vitamin. Luôn luôn giữ cho tinh thần vui vẻ và hạnh phúc, không để bản thân rơi vào tình trạng bị trầm cảm hoặc căng thẳng khó chịu trước những vấn đề nhỏ nhặt.
4, Không lạm dụng thuốc
Uống thuốc cần phải được sự hướng dẫn của thấy thuốc, không nên lạm dụng, đặc biệt là không lạm dụng thuốc hormone giới tính và thuốc gây độc tế bào để ngăn ngừa nguy cơ gây ung thư do thuốc.
5, Kiểm tra thể chất thường xuyên
Những nhóm người có nguy cơ ung thư phổi, đặc biệt là nhóm người đã liệt kê ở trên nên chú ý kiểm tra sức khỏe định kỳ, chụp CT ngực thường xuyên để phát hiện sớm và điều trị sớm, từ đó có thể làm giảm tỷ lệ tử vong do ung thư phổi.
*Theo BS Gia đình (TQ)
Xem thêm:
Ung thư phổi: Nguyên nhân gây bệnh và dấu hiệu nhận biết sớm