6 giai đoạn phát triển sự nghiệp, bạn đang ở “nấc thang” nào? Biết bản thân ở đâu, bồi dưỡng ngay ở đó tất thăng tiến thành công

Nguyễn Hồng |

Hiểu rõ bạn đang ở giai đoạn nào trên con đường phát triển sự nghiệp sẽ giúp bạn biết được những gì cần phải làm và mục tiêu cần đạt được để vươn tới những nấc thang tiếp theo.

Mỗi người đều có con đường phát triển sự nghiệp của riêng mình, không ai giống ai. Tuy nhiên, theo thời gian, bạn sẽ phải đón nhận những "bài tập" lớn hơn và nhiều trách nhiệm hơn để được điều mình muốn.

6 giai đoạn phát triển sự nghiệp

Mỗi một ngành nghề có lộ trình phát triển không giống nhau, nhưng có một kế hoạch có thể dùng chung cho tất cả, kế hoạch đó được xây dựng gồm 6 giai đoạn:

6 giai đoạn phát triển sự nghiệp, bạn đang ở “nấc thang” nào? Biết bản thân ở đâu, bồi dưỡng ngay ở đó tất thăng tiến thành công - Ảnh 1.

1. Người đi theo

Thông thường, đây là giai đoạn liên quan đến công việc đầu tiên hoặc công việc thực tập của bạn sau khi tốt nghiệp đại học. Lúc này, bạn tập trung vào những công việc và nhiệm vụ mà người khác yêu cầu bạn làm. Bạn sẽ không thể trở thành lãnh đạo nếu như không biết làm theo người khác.

2. Người phối hợp (Cộng sự)

Khi đã quen việc, bạn sẽ bắt đầu hợp tác, phối hợp chặt chẽ với những người khác. Bên cạnh kỹ năng chuyên môn, bạn cần phát triển thêm những kỹ năng quan trọng khác thông qua việc cộng tác với đồng nghiệp trong nhóm.

3. Người hướng dẫn

Khi có cơ hội trở thành trưởng nhóm, bạn cần sử dụng các kỹ năng mềm để hướng dẫn đội nhóm của mình (có thể gồm vài người hoặc chỉ một người).

Mấu chốt nằm ở chỗ bạn có khả năng hướng dẫn người khác làm những việc cần làm một cách hiệu quả hay không? Nếu như không, bạn sẽ phải là người đi làm những việc đó. Những công việc giúp bạn phát triển ở giai đoạn này bao gồm:

- Lãnh đạo đội nhóm: Tại cấp độ này, bạn có trách nhiệm, nhưng không có quyền lực. Những nhiệm vụ điển hình gồm lên kế hoạch cho dự án, thiết lập hệ thống mới, nhận diện vấn đề, thương lượng với những đối tác khác và làm việc với đội nhóm.

- Chuyển vị trí công việc: Điều này liên quan đến việc chuyển qua một công việc với kết quả hoặc điểm mấu chốt dễ xác định hơn, quản lý quy mô lớn hơn. Đồng thời, đòi hỏi bạn thể hiện các kỹ năng, quan điểm mới và đảm nhận những nhiệm vụ bạn chưa từng trải nghiệm trước đó.

4. Người quản lý

6 giai đoạn phát triển sự nghiệp, bạn đang ở “nấc thang” nào? Biết bản thân ở đâu, bồi dưỡng ngay ở đó tất thăng tiến thành công - Ảnh 2.

Ảnh: USChamber

Ở giai đoạn này, bạn không chỉ củng cố các kỹ năng sẵn có mà còn phải rèn luyện thêm nhiều kỹ năng mới để quản lý đội nhóm lớn hơn với những mục tiêu và tầm nhìn cao hơn. Bạn sẽ yêu cầu mọi người báo cáo trực tiếp cho bạn và học cách quản lý bằng cách đưa ra những mục tiêu cũng như phương pháp để theo đuổi và chinh phục được những mục tiêu đó.

Ví dụ, bạn nắm giữ vai trò "quản lý sự thay đổi", đòi hỏi phải nỗ lực rất nhiều để thay đổi hay thực thi một điều có tính quy mô cao như hệ thống vận hành, tái cơ cấu doanh nghiệp, xây dựng quy trình mới, hay làm thế nào để ứng phó với những đối thủ cạnh tranh.

5. Người ảnh hưởng

Giai đoạn này là sự chuyển đổi từ việc trực tiếp quản lý một đội nhóm sang việc tạo sự ảnh hưởng đến tất cả mọi người. Sức ảnh hưởng là kỹ năng lãnh đạo quan trọng mà bạn cần phát triển để làm việc có hiệu quả với mọi người trong tổ chức, đặc biệt là với những người không chịu sự quản lý của bạn.

Trên thực tế, bạn có thể gây ảnh hưởng đến những người ở các bộ phận khác, cùng cấp bậc, thậm chí là hơn.

6. Lãnh đạo

Trong giai đoạn cuối cùng này, bạn dành phần lớn thời gian của mình để trao quyền và truyền cảm hứng cho người khác. Thay vì bảo họ phải làm gì, bạn sẽ chỉ cho họ cách tư duy.

Ưu tiên hàng đầu của bạn là truyền động lực cho mọi người để họ có thể làm và trở nên mạnh mẽ hơn những gì họ tưởng tượng.

5 cách giúp phát triển sự nghiệp đúng hướng

6 giai đoạn phát triển sự nghiệp, bạn đang ở “nấc thang” nào? Biết bản thân ở đâu, bồi dưỡng ngay ở đó tất thăng tiến thành công - Ảnh 3.

Đừng trách bản thân sinh ra không thông minh mà hãy trách mình không cố gắng tìm phương pháp đúng đắn để đi tới thành công. Ảnh: Internet

1. Hiểu rõ bản thân muốn gì và cần gì

Người xưa có câu: "Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng". Quả thật, bạn muốn phát triển sự nghiệp, trước hết bạn nhất định phải hiểu rõ mình là ai, thế mạnh, năng lực, điểm yếu của mình là gì, đồng thời trả lời được mình muốn gì và cần gì.

Khi bạn liệt kê đầy đủ, phân tích rõ ràng, trả lời được hết các câu hỏi đưa ra thì bạn đã vén đi một lớp màn che. Bạn sẽ biết mục tiêu tiếp theo của mình là gì, bạn cần học hỏi bổ sung điều gì, hay tìm người hợp tác ra sao…

Đây chính là bước khởi đầu cần thiết để bạn biết mình nên phát triển sự nghiệp đi theo hướng nào.

2. Xây dựng bản kế hoạch nghề nghiệp tổng thể

Khi bạn đã xác định được mình nên phát triển sự nghiệp theo hướng nào, xây dựng một bản kế hoạch tổng thể là điều nên làm. Một bản kế hoạch tổng thể sẽ giúp bạn biết rõ nên đi con đường nào, nên đi bao lâu và có thể dừng chân ở đâu thay vì đi "lung tung" với mù mờ đích đến. Đồng thời bạn cũng trở nên chủ động hơn.

3. Tạo dựng và phát triển thương hiệu cá nhân

Muốn phát triển sự nghiệp, hướng đến thành công bạn cần phải tạo dựng được thương hiệu cá nhân của riêng mình. Đây là một việc quan trọng và cần thiết chứng tỏ được địa vị, chỗ đứng hay vị thế của bạn ở bất cứ đâu.

Khi xây dựng thương hiệu cá nhân, bạn nên dựa trên những nét độc đáo, khác biệt, kỹ năng, kiến thức và giá trị của bản thân. Từ đó, bạn sẽ gửi đi một thông điệp nhất quán đến mọi người rằng bạn là ai, hướng đến mục tiêu nghề nghiệp gì, bạn có khả năng làm những gì.

4.Tìm kiếm cơ hội và tiềm năng phát triển sự nghiệp

Khi đã có những điều trên, hoặc là song song với việc thực hiện những điều trên, tìm kiếm cơ hội và phát triển sự nghiệp là việc bạn cần không ngừng chủ động để mở rộng con đường cho sự nghiệp của bạn.

Hãy là người chủ động trong công việc, chú ý quan sát hành động, cơ hội mà đồng nghiệp hay các nhà lãnh đạo của bạn chưa nhìn thấy. Để tìm kiếm cơ hội cho mình, bạn nên đặt ra các câu hỏi và tìm câu trả lời hoặc đưa ra các tình huống và tự tìm ra giải pháp…

5. Kiên trì thực hiện và không ngừng nỗ lực

Mọi sự thành công sẽ chỉ là miếng bánh vẽ nếu bạn thiếu sự kiên trì và nỗ lực. Tìm ra phương pháp đúng đắn để đi tới thành công chưa đủ, bạn cần không ngừng nỗ lực và kiên trì để đạt được thành tựu của riêng mình. Hãy chia nhỏ ra từng giai đoạn, kiên trì thực hiện.

Theo CNBC

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại