Người có thói quen uống ít nước
Uống ít nước là một trong số những nguyên nhân gây ra sỏi thận
Những người uống ít nước, có thói quen nhịn tiểu (nín tiểu) hoặc bị mất nước nhiều qua đường mồ hôi có nguy cơ bị sỏi thận cao. Bình thường lượng nước tiểu 24 giờ ở người lớn khoảng trên 1,5 lít, do đó khi lượng nước nạp vào cơ thể không đủ khiến lượng nước tiểu giảm, nồng độ tinh thể trong nước tiểu trở nên đậm đặc, chất đọng lại tăng lên dễ hình thành nên sỏi thận và sỏi đường tiết niệu.
2. Người làm việc trong môi trường nắng nóng.
Người lao động làm việc trong môi trường lao động nắng nóng, nhiệt độ cao có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi thận. Nguyên nhân do ra nhiều mồ hôi làm giảm lượng nước tiểu bài tiết qua thận.
3. Người có thói quen ăn uống không lành mạnh
Chế độ ăn uống không lành mạnh, nhiều thịt, nhiều muối, chất đạm là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh sỏi thận. Những thực phẩm chứa nhiều muối và nhiều chất đạm sẽ làm giảm độ pH nước tiểu, kích thích bài tiết chất canxi và cystine, gây ra sỏi. Ngoài ra, chúng còn làm giảm bài tiết chất citrat, là chất giúp ngăn chặn sự tạo thành sỏi.
Ngoài ra, ăn quá nhiều thực phẩm chứa hàm lượng cao oxalat, canxi như các loại quả hạch, sô-cô-la, nước chè, rau chân vịt, dâu tây, các thực phẩm chứa nhiều uric như lòng lợn, óc động vật… cũng tăng nguy cơ sỏi thận do axit uric, nhất là những người mắc bệnh gút (11% trong số những người mắc bệnh gút bị suy thận).
Cân bằng chế độ ăn uống để ngăn ngừa sỏi thận
4. Người mắc một số bệnh chuyển hóa
Những người bị rối loạn chuyển hóa uric có nguy cơ mắc sỏi thận gấp đôi người bình thường. Đây là nguyên nhân chính gây tăng urat trong máu và tăng nguy cơ tạo sỏi khi lắng đọng tại thận.
5. Người thường xuyên bổ sung TPCN (chứa canxi)
Việc bổ sung canxi cho cơ thể là hết sức cần thiết. Theo các chuyên gia y tế, nhu cầu canxi cần ăn vào hằng ngày của cơ thể được tính dựa trên số lượng canxi bị thải loại ra theo nước tiểu (cho một người lớn khoảng 800 - 1.000 mg/ngày).
Tuy nhiên việc sử dụng các TPCN có chứa canxi nếu không đúng cách sẽ gây ra nguy cơ bị sỏi thận, do đó các bác sĩ thường khuyến cáo nên bổ sung canxi thông qua bữa ăn bằng cách sử dụng các loại thực phẩm có canxi. Điều này giúp giảm thiểu tác dụng ngược của canxi là hình thành sỏi thận.
6. Người có tiền sử sỏi thận:
Sỏi thận là căn bệnh khó có thể điều trị dứt điểm, khoảng hơn 20% số người đã từng bị bệnh sỏi thận sẽ bị tái phát trở lại.
Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh nên đi khám sức khỏe định kỳ mỗi năm một lần để phát hiện sớm sỏi thận và có phương pháp điều trị kịp thời.