Người Mỹ "chăm chú" nghiên cứu kinh nghiệm của cuộc chiến tranh tại Afganistan, Iraq và Syria. Thông tin này được tạp chí phân tích quân sự của Lầu Năm góc "Task and Purpose" chia sẻ.
Những kết luận của các chuyên gia đưa ra như sau: Các phần tử khủng bố hiện nay có học vị cao – với bằng kỹ sư đại học. Chúng không lấy gì làm khó khăn để chế tạo các vũ khí, cũng như sử dụng quadrocopter (một loại máy bay không người lái) chứa đầy bộc phá.
Chính vì vậy, Quân đội Mỹ cần phải hồi sinh SHORAD (hệ thống phòng không mặt đất cơ động tầm ngắn), phương tiện bảo vệ "không phận gần" của mình mặc dù ưu thế trên không trung đang thuộc về Mỹ là điều không cần phải bàn cãi.
Mỹ hồi sinh SHORAD để chống Nga?
Nếu trang mạng "Task and Purpose" viết về SHORAD như một hệ thống để chống lại quân nổi dậy, thì trang "Breaking Defense" chỉ thẳng ra rằng đất nước mà hệ thống phòng không cơ động mới này được nghiên cứu chế tạo để chống lại: Đó là Nga.
"Khi Nga và các đối thủ khác đang gia tăng kho vũ khí tên lửa và thiết bị bay không người lái, Mỹ sẽ tập trung tối đa nguồn lực để tiêu diệt chúng" - Breaking Defense tuyên bố.
Theo như Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ, tướng Mark A.Milley chia sẻ trong cuộc trả lời phỏng vấn Breaking Defense, thời gian cho thấy sự cấp thiết phải tái lập lại các đơn vị SHORAD, vốn đã bị cắt giảm sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.
"Trong cuộc chiến tranh tương lai, nếu như bạn đứng yên tại chỗ quá 2 đến 3h đồng hồ thì bạn sẽ tiêu đời" - ông Mark Milley nói. Vị tướng này chỉ trích các trạm đánh chặn cố định quy mô lớn. Theo ý kiến của ông, đó là sự lãng phí tiền của.
Stryker MSL của Mỹ. Ảnh: scout.com
Trong cả tháng 9/2017, tại trường bắn tên lửa ở New Mexico, căn cứ quân sự lớn nhất Mỹ, đã diễn ra các hoạt động thử nghiệm tổ hợp tên lửa cơ động tầm ngắn thế hệ mới.
Phóng viên Jared Keller của "Task and Purpose", người theo dõi các cuộc thử nghiệm này cho biết rằng, những tổ hợp thử nghiệm dù phần nào chứng tỏ được các kết quả khả quan, tuy nhiên vẫn chỉ là những giải pháp tình thế.
Nói chung, phóng viên này chia sẻ rằng, sau lần bắn chặn thành công, các sĩ quan đã ăn mừng như những đứa trẻ.
Đó là dòng xe thiết giáp phòng không Stryker MSL, trang bị hệ thống radar hiệu quả, các tên lửa AGM-114L định vị vô tuyến điện và khẩu pháo 30mm hoàn toàn mới.
Trong các kế hoạch của mình, những kỹ sư thiết kế của tập đoàn Boeing hoan hỉ với việc các tổ hợp này sẽ được lắp đặt súng laser, mà giới tướng lĩnh Mỹ từng mong ước.
Được biết rằng dự án này chủ yếu dựa trên những thành tựu của hệ thống "Vòm sắt" do công ty Rafael của Isarel chế tạo. Hiện vẫn còn chưa rõ Stryker MSL sẽ được lắp đặt trên khung sườn cơ động nào.
Tuy nhiên, ông Mark Milley đã đưa ra những yêu cầu: Đó chắc chắc không phải là xe tải, mà là chiếc xe thiết giáp đa năng, đa địa hình. Tuy nhiên, vấn đề lại liên quan tới khẩu súng lazer, hay chính xác hơn là bộ cung cấp năng lượng cho khẩu súng này.
Công suất của nó phải đạt mức trên 60kW, nếu không sẽ không thể bắn hạ thậm chí cả một thiết bị bay không người lái tầm trung.
Thực ra, tập đoàn Boeing khẳng định đã thiết kế một máy phát lượng tử nhỏ gọn công suất 2kw. Nhưng nhiều chuyên gia có tiếng lại nghi ngờ vào tính hiệu quả của vũ khí này, bởi vì một đối thủ xứng tầm chỉ cần những giải pháp kỹ thuật vừa phải để có thể đảm bảo an toàn trước tia laser công suất thấp.
Tuy nhiên, tại cuộc thử nghiệm vừa mới diễn ra ở trường bắn New Mexico, hệ thống SHORAD lại được bố trí trên khung sườn xe tải và trông khá thô kệch.
Tổ hợp tên lửa "Vòm sắt" của Israel. Ảnh: The Star
Qua đó có thể thấy rằng Mỹ còn phải mất khá nhiều thời gian và công sức để hoàn thiện hệ thống này. Thêm vào đó, người ta đã phải mất khá nhiều công sức để lắp đặt tổ hợp SHORAD trên khung chiếc xe tải AM General và giới chức quân sự không mấy hài lòng với kết quả của các bài thử nghiệm.
Tuy nhiên, người ta vẫn tuyên bố rằng hiệu quả của nó sẽ phải được nâng lên gấp 4 lần so với phiên bản trình diễn. Điều này liên quan tới số lượng các mục tiêu đánh chặn cùng một lúc và xác suất tiêu diệt những mục tiêu này.
Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc cần phải bổ sung thêm ngân sách. Thực tế đang diễn ra một cuộc thương thảo hậu trường giữa các đơn vị nghiên cứu chủ lực – một bên là công ty Boeing và Rafael và bên còn lại là các tướng lĩnh của Lầu Năm góc.
Bên thứ nhất nói về tính cấp thiết của dự án đắt giá một cách lịch thiệp, còn bên thứ hai lại đề cập tới những hạn chế về ngân sách.
Trong khi đó, người Mỹ cũng đã lên kế hoạch "B", mà theo đó chức năng bắn tia laser sẽ được tích hợp trong khẩu pháo tự động 30mm dự kiến sẽ trình làng vào tháng 1/2018.
500 quả Kalibr đủ "xóa xổ" 80% nước Mỹ
Nếu đúng như vậy thì SHORAD sẽ là tổ hợp pháo-tên lửa phòng không tự hành mặt đất mà theo chức năng, tính năng và thậm chí cả ngoại hình có vẻ giống với tổ hợp pháo-tên lửa phòng không "Pantsir-S1" của Nga (theo phân loại của NATO là SA-22 Greyhound).
Điều thú vị là Stryker MSL cùng với hệ thống "Vòm sắt" từng là màn đinh trong chương trình triển lãm vũ khí thường niên AUSA-2017 mới diễn ra cách đây không lâu tại Washington.
Được biết, một hệ thống phòng không cố định tầm ngắn của Isarel có mức giá khoảng 50 triệu USD. Nếu thêm vào đó khung sườn chuyên dụng và những thiết bị khác như tuyên bố của Lầu Năm góc, thì một chiếc Stryker MSL sẽ có giá tối thiểu khoảng 100 triệu USD.
Để so sánh, giá một tổ hợp "Pantsir-S1" ở mức 13-14 triệu USD, rẻ hơn khoảng 7 lần so với phiên bản do Mỹ sản xuất.
Căn cứ vào yêu cầu đối với 1 đơn vị phòng không cơ động phải có không dưới 6 xe, thì tổng giá trị sẽ lên tới khoảng 0,6 tỷ USD cho một đơn vị phòng không tầm thấp cơ động mặt đất.
Tuy nhiên, theo kế hoạch hồi sinh SHORAD đã được thông qua, tổng cộng sẽ phải thiết lập và trang bị 95 đơn vị phòng không cơ động tầm ngắn. Ngoài ra, 50 đơn vị sẽ được bố trí tại Châu Âu.
Thế nhưng Tổng thống Donald Trump và Hạ viện Mỹ khi nói về tầm quan trọng của hệ thống này đã tuyên bố chỉ sẵn sàng đầu tư cho 9 đơn vị và chỉ trong trường hợp nếu như Stryker MSL được hoàn thiện.
Mặt khác, theo thông tin của các nhà thầu quốc phòng Mỹ, việc hồi sinh các đơn vị SHORAD là một giấc mơ đầy màu hồng của Lầu Năm góc.
"Breaking Defense" cho biết tướng Mark Milley mong muốn có thể tiếp nhận tổ hợp Stryker MSL đầu tiên trong vòng 2 năm tới, khi công khai nói rằng đó là ưu tiên quan trọng nhất trong công việc của mình.
Tên lửa hành trình Kalibr của Nga khai hỏa tiêu diệt các mục tiêu khủng bố tại Syria. Ảnh: Sputnik
Tất cả vấn đề ở chỗ, theo cách hiểu của Nga, Mỹ không hề có các phương tiện phòng không mặt đất.
Nếu trong cuộc xung đột quân sự giả định, các tên lửa Kalibr của Nga sẽ tấn công lãnh thổ Mỹ, chính xác hơn – nhằm vào những nhà máy điện của các bang, thì hạ tầng của Mỹ sẽ bị vô hiệu hóa trong một thời gian dài.
Như vậy, để tiêu diệt toàn bộ hệ thống điện hạt nhân của Mỹ cần bắn chính xác 103 quả tên lửa phi hạt nhân. Còn để đưa toàn bộ lãnh thổ của Mỹ chìm vào bóng tối trong nhiều năm thì cần 500-700 quả tên lửa hành trình.
Căn cứ vào hiện trạng xã hội Mỹ, ông James Woolsey, cựu giám đốc CIA đã nói như sau: 80% người dân Mỹ sẽ rơi vào tình trạng dở sống dở chết và sau một thời gian họ sẽ chết vì bệnh tật, hỗn loạn và đói rét.
Tàu ngầm Yasen Nga phóng tên lửa Kalibr diệt mục tiêu