Tiêm kích F-22 Raptor
Khi máy bay Iran bắt đầu để mắt đến các máy bay không người lái (UAV) của Mỹ trinh sát Iran vào năm 2013, Washington đã đối phó bằng cách phái tiêm kích Lockheed Martin F-22 Raptor (Chim ăn thịt) hộ tống UAV. Vì máy bay chiến đấu F-4 Phantom của Iran không thể sánh được với chiến đấu cơ thế hệ năm của Mỹ, các phi công F-22 thường đùa giỡn với các đối tác Iran.
Trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang với Iran, F-22 một động cơ hai chỗ ngồi sẽ không thể thiếu trong những phút đầu tiên, giúp Mỹ chiếm ưu thế trên không trước không quân Iran, đúng chức năng mà F-22 được thiết kế.
F-22 Raptor - tiêm kích cơ thế hệ 5 sử dụng kỹ thuật tàng hình đầu tiên trên thế giới; Nguồn: wikipedia.org
Quân đội Iran sẽ có ít khả năng đối đầu hiệu quả với F-22. Sau khi giúp Mỹ có được ưu thế trên không, F-22 có thể được sử dụng cho một loạt nhiệm vụ khác nhau, bao gồm tấn công các mục tiêu mặt đất, tác chiến điện tử và thu thập thông tin tình báo. Không có gì ngạc nhiên khi căng thẳng nóng lên với Iran, Mỹ triển khai thêm F-22 đến các căn cứ không quân ở Vịnh Ba Tư.
Máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit
Không có mối đe dọa nào từ Iran làm Mỹ sợ hơn chương trình hạt nhân đang phát triển của nước này. Chính vì lý do này mà mọi tổng thống Mỹ khi dề cập đến chương trình hạt nhân Iran, đều nói tất cả các lựa chọn vẫn nằm trên bàn.
Nếu Mỹ phải dùng đến phương án quân sự chống lại chương trình hạt nhân Iran, máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit sẽ là át chủ bài trong các chiến dịch. Hầu hết các cơ sở hạt nhân lớn cũng như một số căn cứ quân sự quan trọng của Iran nằm sâu trong lãnh thổ.
Một số trong số đó cũng nằm gần các thành phố quan trọng, chẳng hạn như nhà máy làm giàu hạt nhân Fordow nằm gần Qom - thành phố tôn giáo quan trọng.
Đây là điều làm cho máy bay ném bom tàng hình B-2 trở thành chìa khóa cho bất kỳ cuộc tấn công nào của Mỹ vào chương trình hạt nhân Iran. B-2 là một thành phần quan trọng trong kho vũ khí tấn công tầm xa của Mỹ, và là một trong những máy bay có khả năng sống sót cao nhất trên thế giới.
B-2 Spirit - máy bay ném bom tàng hình đa nhiệm mang bom thông thường và bom hạt nhân; Nguồn: img.gta5-mods.com
Nó không chỉ có thể xâm nhập các khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt và lẫn tránh các hệ thống phòng không tinh vi, mà còn có phạm vi tác chiến đáng kinh ngạc với khả năng bay 6.000 hải lý không phải tiếp nhiên liệu và 10.000 hải lý chỉ với một lần tiếp nhiên liệu trên không.
B-2 cũng có thể mang tải trọng 20 tấn vũ khí thông thường và hạt nhân và tấn công chính xác trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào, đảm bảo để Mỹ phá hủy các cơ sở hạt nhân với ít đợt tấn công nhất có thể.
Bom xuyên GBU-57A/B
Máy bay ném bom B-2 cũng rất quan trọng đối với một cuộc tấn công của Mỹ chống lại chương trình hạt nhân Iran ở một khía cạnh khác. Cụ thể, nó là máy bay duy nhất của Không quân Mỹ có khả năng mang theo bom xuyên GBU-57A/B (Massive Ordnance Penetrator - MOP).
Nếu Mỹ quyết định tấn công chương trình hạt nhân Iran, gần như chắc chắn họ sẽ sử dụng MOP để phá hủy địa điểm làm giàu hạt nhân Iran Ford Fordow nằm sâu trong một ngọn núi.
Với cấu tạo đặc biệt, nặng 14.000kg và chứa 2.400kg thuốc nổ, GBU-57A/B có thể xuyên qua lớp bê tông cốt thép dày 18m; Nguồn: das24v bing.com
Với trọng lượng 13.600 kg, đường kính 0,8m và dài 6,4m, MOP do Boeing sản xuất là sản phẩm của Dự án GBU-57A/B MOP bắt đầu từ đầu năm 2004, được chuyển cho Không quân 2010, được nâng cấp và bắt đầu tiến hành thử nghiệm vào năm 2013.
MOP được cho là chứa 2.400kg thuốc nổ - gấp hơn 10 lần so với phiên bản tiền nhiệm BLU-109, có thể xuyên qua lớp bê tông cốt thép dày 18m, và phát nổ 61m dưới lòng đất, cho phép tiêu diệt cả những mục tiêu khó tiếp cận nhất bên dưới mặt đất.
Xe chiến đấu đổ bộ lưỡng cư
Ngoài vũ khí hạt nhân, Iran đe dọa Mỹ bằng khả năng chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực (anti-access/area-denial - A2/AD) với các tên lửa chống hạm nổi bật trong chiến lược A2/AD, tuy không thật hiện đại.
Để bù đắp, Iran sẽ cần phải dựa vào lợi thế địa lý của mình để thực hiện bất kỳ chiến lược A2/AD nào trong Vịnh Ba Tư chống lại Mỹ.
May mắn cho Tehran, Iran có bờ biển dài nhất bên trong eo biển Hormuz, gồm 480 km bờ biển với các vịnh nhỏ và đảo nhỏ dọc theo bờ biển - nơi có thể che giấu các hệ thống vũ khí ở cự ly gần với các mục tiêu của hải quân Mỹ hoạt động ở Vịnh Ba Tư.
Mỹ có nhiều loại xe chiến đấu đổ bộ lưỡng cư; Nguồn: defensenews.com
Trong xung đột Iran-Mỹ ở Vịnh Ba Tư, Iran sẽ cố gắng đóng cửa eo biển Hormuz, còn phía Mỹ có thể cần phải chiếm giữ một số vị trí ven biển của Iran, bao gồm ba đảo Abu Musa, Greater và Lesser Tunb. Điều này sẽ đòi hỏi Mỹ phải thực hiện các cuộc đổ bộ đa môi trường, vốn đã trở nên ngày càng khó khăn hơn do sự phát triển của đạn được dẫn đường chính xác.
Thủy quân lục chiến Mỹ có các phương tiện chiến đấu đổ bộ lưỡng cư (Amphibious Combat Vehicle - ACV), trong đó có ACV 1.1, có thể tự triển khai từ tàu đổ bộ và chở đội hình 17 lính thủy đánh bộ từ khoảng cách trên 12 dặm với tốc độ không dưới 8 hải lý/h, có khả năng bảo vệ chống lại hỏa lực trực tiếp và gián tiếp và các mối đe dọa từ thiết bị nổ tự chế, dự kiến sẽ đạt được đưa vào hoạt động vào khoảng năm 2020.
Vũ khí laser
Mặc dù vẫn ở giai đoạn đầu phát triển, các hệ thống laser quân sự đang nhanh chóng trở thành hiện thực. Kết quả các thử nghiệm Hệ thống Vũ khí Laser Hải quân (LaWS) gần đây đã vượt quá sự mong đợi trong việc theo dõi và tiêu diệt các mục tiêu khó hơn.
Một trong những khả năng A2/AD quan trọng nhất của Tehran là sử dụng các đội tàu cao tốc được trang bị vũ khí hạng nhẹ “bâu” các tàu hải quân Mỹ hoạt động ở Vịnh Ba Tư.
Ngoài ra, Iran cũng đã đầu tư rất nhiều vào UAV. Có lý do để nghĩ rằng Iran có thể sử dụng vũ khí nhiều và rẻ này để “bâu” số ít mục tiêu nhưng đắt đỏ của Mỹ.
Các hệ thống laser có thể đối phó chiến thuật tràn lan của Iran - thay vì dùng chiến thuật sử dụng tên lửa chống hạm và phòng không đắt tiền, laser sẽ cho phép Mỹ tiêu diệt một lượng lớn tàu cao tốc hoặc máy bay không người lái với giá rẻ.
Sự ra đời của vũ khí laser được đánh giá là mang tính cách mạng; Nguồn: globalsecurity.org
Với mức giá 1 USD cho mỗi lần bắn từ nguồn năng lượng trực tiếp, Hải quân cho biết chi phí của các hệ thống laser này chỉ khoảng 1/100 so với các hệ thống tên lửa hiện có và tàu chiến không bị giới hạn không gian và số lượng như phải mang tên lửa. Sự ra đời của vũ khí laser được đánh giá mang tính cách mạng.
Hải quân Mỹ hiện đang thử nghiệm LaWS ở Vịnh Ba Tư trên tàu USS Ponce với tính năng một khẩu pháo sử dụng “lực điện từ để bắn tên lửa đi 125 dặm với tốc độ gấp tốc độ âm thanh 7,5 lần".
Mặc dù các thiết bị laser vẫn phải đối mặt với những hạn chế quan trọng, chẳng hạn như khả năng hoạt động trong điều kiện thời tiết không hoàn hảo, Hải quân Mỹ hy vọng sẽ giải quyết được những thách thức này trong những năm tới.