5 thực phẩm để lâu nhanh hỏng, dễ nhiễm nhiều vi khuẩn gây bệnh, kể cả trữ trong tủ lạnh

Mỹ Diệu |

Một số thực phẩm có "hạn sử dụng" rất ngắn dù cho bạn có bảo quản chúng trong tủ lạnh thì khi để lâu, tất cả những gì bạn ăn chỉ là đồ hỏng và vi khuẩn.

Chỉ vì bạn để thứ gì đó trong tủ lạnh, không có nghĩa là nó sẽ tồn tại mãi mãi. Và thật đáng thất vọng khi phát hiện ra thực phẩm mà bạn mới mua cách đây vài ngày đã hỏng! Để tránh điều này, hãy nắm rõ những loại thực phẩm nào có thời hạn sử dụng ngắn, kể cả khi để chúng trong tủ lạnh.

1. Dưa hấu đã cắt miếng

Chìa khóa để kéo dài "tuổi thọ" của dưa hấu là không cắt dưa hấu cho đến khi bạn sẵn sàng ăn hết trong ngày. 

Chuyên gia dinh dưỡng, phẫu thuật thẩm mỹ Sulinu Kylie Bensley cảnh báo rằng: "Dưa hấu còn nguyên vẹn có thể bảo quản trong tủ lạnh rất lâu, nhưng sau khi cắt, dưa hấu rất dễ hỏng. Sau khi cắt, nước sẽ thoát ra khỏi thịt quả và mất đi vị ngọt".

Thêm vào đó, việc cắt miếng dưa cũng tăng các bề mặt tiếp xúc với không khí của dưa hấu. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào miếng dưa từ các mặt cắt này, từ trong không khí, dao cắt, đĩa đựng hoặc nước bọt khi ai đó nói chuyện chẳng hạn. Điều này cũng làm gia tăng khả năng dưa bị vi khuẩn gây biến đổi chất và làm bạn phải đối mặt với nguy cơ bệnh tật nhiều hơn khi tiêu thụ chúng.

2. Cải xoăn

Theo chuyên gia dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe Adita Lang, thân cây cải xoăn sẽ để được khoảng ba ngày trong tủ lạnh. Bà khuyên bạn nên cho chúng vào một cốc nước để chúng luôn tươi. 

"Người bình thường sẽ giữ cải xoăn trong túi đựng sản phẩm và cho ngay vào ngăn đựng rau sau khi mua về", bà nói. "Ở đây, cải xoăn bắt đầu héo và mềm vì thiếu độ ẩm cần thiết, có thể phát triển nấm mốc, thối rữa".

3. Cơm đã nấu chín

Bensley cảnh báo mọi người nên ăn cơm nguội còn thừa trong vòng một đến hai ngày sau khi nấu. 

"Điều này là do bào tử có tên là Bacillus cereus, một loại vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa", cô nói. "Bào tử này chịu nhiệt và không chết khi nấu, nhưng nó có thể sản sinh ra vi khuẩn khi nguội hoặc để ở nhiệt độ nguy hiểm, từ 4 đến 60 độ C".

4. Rau xà lách

“Rau xà lách hay rau diếp có hoạt tính nước cao, về cơ bản là tỷ lệ giữa áp suất hơi trong thực phẩm với áp suất hơi của nước tinh khiết”, Bensley lưu ý. “Tỷ lệ càng cao, khả năng nước thoát khỏi tế bào thực phẩm và đi vào tế bào vi khuẩn càng cao”.

Tuy nhiên, rau diếp có thể để được tới 30 ngày. Tất cả những gì bạn phải làm là bọc lá trong giấy bạc. “Hoạt động của nước trong rau diếp cũng có thể được giảm xuống bằng cách đặt khăn giấy vào túi hoặc hộp đựng”, cô ấy nói tiếp. “Do đó, khăn giấy sẽ hấp thụ lượng nước mất đi từ lá rau diếp và ngăn chúng hình thành nấm mốc và hư hỏng”.

5. Trứng luộc, nhất là trứng luộc lòng đào

Mặc dù bạn không cần phải lo lắng về trứng sống, nhưng trứng luộc nên được tiêu thụ một tuần sau khi bảo quản trong tủ lạnh. "Trứng luộc, đặc biệt là trứng luộc lòng đào có thể chứa vi khuẩn như salmonella hoặc listeria. Vì vi khuẩn cũng có thể sống trên vỏ, nên bạn nên loại bỏ những quả trứng có vỏ nứt trước khi tiêu thụ", Kristin Kirkpatrick, chuyên gia dinh dưỡng tại Khoa Sức khỏe và Y học Dự phòng thuộc Cleveland Clinic cho biết. 

"Trứng cần được bảo quản ở nhiệt độ khoảng 4 độ C hoặc thấp hơn để được coi là an toàn trước sự phát triển của vi khuẩn".

Nguồn và ảnh: Prevention

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại