1. Tư duy làm chủ
Thế nào là tư duy làm chủ?
Là khi dù sếp có mặt hay không, bạn vẫn nỗ lực để giúp đỡ công ty gặt hái thêm càng nhiều của cải.
Là khi dù công ty gặp rắc rối gì, bạn vẫn sẵn sàng nỗ lực hết sức mình để ứng phó, chứ không phải tìm cơ hội “nhảy việc” sang một công ty khác “ngon” hơn.
Thế nào là tư duy làm công?
Là khi bạn luôn cho rằng, lợi nhuận mình làm ra sẽ về tay người khác, cho nên đánh mất động lực để tự phấn đấu. Là khi bạn bị người khác khống chế, giám thị gắt gao mới chịu nỗ lực công tác.
Như vậy, nếu bạn muốn trở thành nhân tài nòng cốt, được mọi người tin tưởng giao phó trọng trách nặng nề trên con đường phát triển của một doanh nghiệp, nhất định bạn phải xây dựng cho mình lối tư duy làm chủ.
Trước hết là làm sếp của bản thân, sau là làm sếp của sự nghiệp chính mình. Chỉ cần bắt đầu làm, phải làm có trách nhiệm, có tiến bộ, có gặt hái và làm hết sức mình.
2. Hành động ở vị trí của sếp
Thứ nhất, hành động đi cùng chất lượng: Đúng việc, đúng tiêu chuẩn, đúng quy trình. Không thể dùng tâm thế qua loa, cẩu thả để đối đãi với bất cứ sự việc gì.
Thứ hai, cân nhắc tới chi phí làm việc: Trước khi bắt đầu phát triển kế hoạch, cần phải hoạch định và phân tích phí tổn cần thiết. Làm thế nào để cắt giảm nguồn vốn? Làm thế nào để tạo ra lợi nhuận?
Thứ ba, đem tới hiệu quả: Phản ứng nhanh chóng, chú ý kỳ hạn, không chấp nhận sự trì hoãn.
Thứ tư, không thể bỏ qua trách nhiệm: Định hướng thành quả, hợp tác theo nhóm, có cái nhìn về đại cuộc, tích cực đổi mới và đoàn kết gánh chịu trách nhiệm.
Hãy suy nghĩ và hành động như một ông chủ. Như vậy, bạn mới có thể kinh doanh sự nghiệp của mình vững vàng hơn.
Nắm rõ được cách phát triển của công ty, bạn biết điều gì nên làm và cản mình đừng làm những điều không nên.
Ngược lại, nếu không tìm được vị trí thích đáng cho mình trong hành trình phát triển của đơn vị, mỗi bước tiến của mọi người xung quanh đều cảm thấy không liên quan tới mình, bạn sẽ trở thành con người “có cũng được, không có cũng chẳng sao”, khó có thể trở thành nhân tài nòng cốt.
3. Làm việc cho chính mình
Nếu coi công việc là một nền tảng để thực hiện tham vọng thành công, bạn chính là ông chủ của chính mình. Mọi nỗ lực bạn bỏ ra vì công việc đều không trở thành vô ích.
Vương Anh là một thanh niên đến từ nông thôn nghèo, chỉ nhận được nền giáo dục bắt buộc hết trung học cơ sở. Từ năm 15 tuổi, vì nhà nghèo, Vương Anh bỏ học để xin đi làm trong công trường.
Nhiều năm làm việc, mắt thấy đội ngũ công nhân đội mưa đội nắng, vất vả nhọc nhằn chỉ kiếm được vài đồng tiền lẻ, trong khi đội ngũ quản lý chỉ cần đứng bên giám sát, hưởng đãi ngộ tốt hơn, nhận đồng lương lớn hơn, Vương Anh quyết tâm rằng mình cũng phải trở nên ưu tú hơn, không thể làm công nhân cả đời.
Do đó, trong khi đồng nghiệp khác oán giận công việc vừa mệt mỏi, vừa trả lương thấp, tính nguy hiểm lại cao vì dễ xảy ra tai nạn, Vương Anh âm thầm tích lũy kinh nghiệm làm việc và tự học thêm các kiến thức về kiến trúc khi có cơ hội.
Sau giờ ăn tối, trong khi mọi người tụ tập chơi bời, trò chuyện cùng nhau thì cậu trốn vào góc phòng yên tĩnh để đọc sách.
Một ngày, khi quản lý công ty tới kiểm tra công tác, ông tình cờ bắt gặp Vương Anh với quyển sách trên tay, cũng nhìn thấy những chú giải của anh ghi bên cạnh, bèn gọi vào văn phòng hỏi chuyện.
“Cậu chỉ là đứa công nhân thì học những thứ đó làm gì?”
Vương Anh thẳng thắn trả lời: “Tôi chỉ nghĩ rằng, mình sẽ không làm một đứa công nhân cả đời. Mà nơi này cũng không cần cả đời của một công nhân.
Cái mà công ty cần là một nhân tài chuyên nghiệp có tri thức, có kỹ thuật, có kinh nghiệm, đúng không ạ?”
Sau đó, Vương Anh dần được giao phó nhiều trọng trách hơn. Qua một thời gian rèn luyện nữa, vị quản lý năm xưa cũng được thăng chức ở tổng công ty, giao lại vị trí quản lý công trường cho cậu thanh niên tài giỏi.
Khi bị người khác đàm tiếu, Vương Anh chỉ nói rằng: “Tôi tự tạo ra giá trị cho mình, không ngừng nâng cấp nó, cải thiện hiệu suất làm việc của bản thân.
Khi hiệu suất càng cao, giá trị tôi đem về cho doanh nghiệp càng lớn thì đương nhiên sẽ được đáp trả càng nhiều.”
Ngay từ đầu, Vương Anh đã chuẩn bị cho mục tiêu của mình và làm việc chăm chỉ. Anh coi công việc là nền tảng để phấn đấu và cũng là sân khấu để thể hiện tài năng. Giá trị lợi nhuận anh cống hiến không chỉ dành cho công ty, mà còn cho chính mình.
4. Đặt mình vào hoàn cảnh người khác
Giống như nhà khoa học da đen nổi bật nhất của thế kỷ 20, George Washington Carver từng nói:
"Mức độ lớn khôn và trưởng thành thực sự trong cuộc đời của mỗi con người tùy thuộc vào thái độ ứng xử của họ đối với người khác: Dịu dàng với người trẻ, cảm thông với người già, chia sẻ với người bất hạnh, động viên người có chí hướng, tha thứ người mắc lỗi lầm, bao dung với kẻ yếu và khoan hòa với kẻ mạnh.
Bởi lẽ, đến một lúc nào đó trong cuộc đời của mỗi con người, họ cũng sẽ lâm vào những cảnh ngộ tương tự."
Trong mọi mối quan hệ,phải biết bỏ qua cái tôi của mình và đồng cảm với người khác để suy xét mọi việc.
Luôn có nguyên do khiến người ta hành động và suy nghĩ như cách mà họ đang sống.Nếu chịu khó tìm hiểu ,bạn sẽ nắm được chiếc chìa khóa chi phối suy nghĩ, hành động và tính cách của người ấy.
5. Năng lực quan trọng hơn tiền lương
Michael Saul Dell là nhà sáng lập và giám đốc điều hành tập đoàn Dell Inc, Dell là công ty máy tính đứng đầu thế giới.
Thế nhưng, hẳn là không nhiều người biết rằng, công việc đầu tiên trong cuộc đời của vị doanh nhân thành đạt này là nhân viên rửa chén trong một quán ăn người Hoa.
Sau đó, ông cũng lần lượt trở thành một người bán báo, nhân viên giao nước, phục vụ nhà hàng Mexico hay trợ lý quản lý…
Dù chỉ là những công việc “bèo bọt” nhưng cậu thiếu niên Dell chưa bao giờ nản lòng. Càng như thế, cậu càng tập trung khai thác và phát triển năng lực của mình hơn.
Điển hình là với việc giao báo khi còn học phổ thông, cậu đã nắm bắt triệt để nhu cầu của khách hàng nên kiếm được 18.000 USD chỉ trong một năm.
Có thể thấy rằng trải qua rất nhiều công tác từ rất sớm.
Chính nhờ thế, ông tích lũy rất nhiều kinh nghiệm, trải đời từ nhiều khía cạnh và số phận, cuối cùng mới tiếp cận được mục tiêu chính xác của đời mình trong lĩnh vực công nghệ và máy tính.
Chỉ cần có đủ năng lực thì tiền lương hay công tác đều trở thành “bệ phóng” hữu hiệu cho bản thân.