1. Đầu ngón tay
Theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí Annals of Neurology, các đầu ngón tay thường nhạy cảm với cơn đau hơn bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể.
Điều này giải thích vì sao vết thương nhỏ như đứt tay do dao rọc giấy cũng khiến người đàn ông trưởng thành phải nhăn nhó.
Bởi đầu ngón tay tập trung các đầu dây thần kinh gửi tín hiệu đau thẳng về não. Vì thế chúng gửi nhiều cơn đau đớn dữ dội.
2. Cẳng chân
Xương chày ở phía trước cẳng chân có rất ít cơ và chất béo bao phủ. Do đó, không có lớp đệm nào ở phía trước để bảo vệ phần cẳng chân nếu bạn vô tình có cú va chạm.
Dù rất nhẹ, nhưng chấn thương đó cũng khiến bạn đau đến mức chảy nước mắt. Thậm chí, nếu bị ai đó đá vào cẳng chân, bạn cũng sẽ khó đứng dậy.
3. Lòng bàn chân
Vô tình giẫm phải một miếng logo bằng gót chân chỉ khiến bạn phải nhăn nhó một lát. Nhưng nếu giẫm phải một vật như thế bằng lòng bàn chân, bạn sẽ phải kêu thét lên và có cảm giác đau tột độ.
Lý do là sự khác nhau về độ nhạy cảm. Gót chân có phần da dày và tiếp xúc với mặt đất hàng trăm lần/ngày. Trong khi đó, lòng bàn chân mỏng nên các dây thần kinh lên gần bề mặt hơn.
4. Trước và sau đầu gối
Giống như xương chày, mặt trước và sau của đầu gối không được nhiều cơ hay chất béo bao phủ. Thêm vào đó, phần trên cùng của xương nắp đầu gối chứa rất nhiều dây thần kinh cảm giác. Nên nếu bộ phận này bị chấn thương, sẽ đau hơn nhiều.
Mặt sau của xương nắp đầu gối lại cũng không được bảo vệ. Vì thế, đầu gối bị va chạm dễ trở nên bầm tím và gây khó chịu.
5. Khuỷu tay
Xương khuỷu tay thật sự không phải là xương theo nghĩa đen. Nó chỉ là tên gọi cho thần kinh trụ ở bộ phận này, bao gồm nhiều loại dây thần kinh khác nhau, trong đó có dây thần kinh phản ứng với va chạm và dây thần kinh phản ứng với cảm giác đau.
Điều này lí giải tại sao mỗi khi bị thương ở khuỷu tay, bạn có cảm giác "đau gần chết". Ngoài ra, bạn còn thấy đau ở các ngón tay do dây thần kinh ở khuỷu tay còn gửi tín hiệu về hướng bàn tay.
* Theo Men's Health