Căn bệnh ít người nghĩ đó là bệnh
GS.TS.BS Nguyễn Mạnh Nhâm, Chủ tịch Hội hậu môn trực tràng Việt Nam cho hay táo hầu như ai cũng bị ít nhất một lần táo bón trong đời. Theo thống kê cho thấy khoảng trên 60% dân số Việt Nam (bao gồm trẻ nhỏ và người lớn) bị căn bệnh này.
GS. Nhâm đã từng gặp trường hợp bệnh nhân một tuần không thể đi đại tiện. Khi đi khám phân của bệnh nhân rắn và cứng, bác sĩ đã phải dùng kỹ thuật nội soi gắp phân ra. Phân của bệnh nhân gắp ra rắn như sỏi đá, nặng gần 1kg.
Rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị táo bón "kinh niên" mỗi lần đi đều phải thụt. Thậm chí có những bệnh nhân 1 tháng mới đi một lần.
Có trường hợp khác cả gia đình gia đình cùng bị táo bón tới điều trị. Nguyên nhân mắc bệnh của gia đình này bác sĩ nghi ngờ rất có thể do chế độ ăn mặn và ít rau xanh. Bởi vì, bệnh nhân chia sẻ gia đình hay ăn cá kho và các món dưa muối.
Theo nhận định của GS. Nhâm, những năm gần đây, tình trạng táo bón trong giới công sở đang ngày càng tăng. Nguyên nhân chủ yếu do áp lực công việc nặng nề, tâm lý căng thẳng quá mức, cộng thêm việc ngồi nhiều, lười uống nước.
Trong khi đó, những bữa trưa ở văn phòng thường diễn ra vội vàng với thức ăn chiên xào, kém chất xơ.
6 cách ngăn ngừa căn bệnh táo bón hiệu quả
GS. Nhâm cho biết táo bón là bệnh hiện nay chữa rõ nguyên nhân thói quen ăn uống, lối sống có tác dụng một phần giúp đẩy lùi táo bón.
Dưới đây là một số cách dùng phòng táo bón như sau:
Ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi: Khi bị táo bón trước hết bạn nên điều chỉnh lại chế độ ăn của bản thân nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi. Tránh ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ gây ra tình trạng khó tiêu.
Ăn nhiều rau xanh, hoa quả là cách phòng táo bón, ảnh minh họa.
Chất xơ có trong rau xanh giúp cho bộ máy tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn đẩy các chất độc ra ngoài cơ thể.
Uống đủ nước: Uống nước là cách đơn giản nhưng phòng táo bón rất hiệu quả. Nên uống 2 lít nước/ngày. Uống một ly nước ấm vào buổi sáng khi vừa thức dậy.
Người làm việc văn phòng nên luôn có một cốc nước để trên bàn. Uống nước thường xuyên ngay cả khi không thấy khát.
Có thời gian để thư giãn cơ thể: Áp lực trong công việc ảnh hưởng rất lớn tới bộ máy tiêu hóa. Căng thẳng có thể gây ra mất cân bằng hệ thống vi khuẩn có lợi trong đường ruột, khó tiêu hóa thức ăn. Càng căng thẳng sẽ càng táo bón.
Dành 5 phút vận động: Khi làm việc nên dành thời gian để thư giãn thả lỏng cơ thể. Thay vì ngồi một chỗ nên đứng khỏi chỗ đi lại. Hãy dành ra 5 phút vận động, đi lại sau 60 phút tập trung làm việc.
Tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ: Ngồi nhiều kèm theo lười đi vệ sinh khiến nhu động ruột hoạt động kém, ứ đọng phân ở ruột già. Nên tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ điều này rất tốt cho bộ máy tiêu hóa và phòng táo bón rất hiệu quả.
Dùng thuốc nhuận tràng: GS. Nhâm cho hay khi đã đổi chế độ ăn uống, luyện tập… nhưng vẫn chưa khỏi táo bón nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân sẽ được dùng thuốc làm mền phân theo chỉ định của bác sĩ.
GS. Nhâm khuyến cáo khi bị táo bón kéo dài nên đi khám chuyên khoa tiêu hóa sớm. Đặc biệt là với người từ 40 tuổi trở lên vì táo bón có thể là một dấu hiệu của bệnh ung thư trực tràng.
Dấu hiệu bệnh táo bón
- Ba hoặc bốn ngày mới đi vệ sinh một lần.
- Phân rắn, cục to, đóng chắc lại hoặc thành nhiều cục nhỏ giống phân dê.
- Khi đi vệ sinh ngồi lâu trên 15 phút, có người hồi hàng giờ. Phải rặn nhiều, đau rát hậu môn.