4 thói quen khi nấu nướng tưởng chừng như "tiết kiệm" nhưng có thể làm tăng nguy cơ ung thư

Vân Anh |

Một số thói quen nấu nướng tưởng chừng như “tiết kiệm” cho gia đình nhưng đang âm thầm trở thành nơi sinh sản của tế bào ung thư.

Có rất nhiều nguyên nhân làm tăng nguy cơ ung thư, trong đó có những nguyên nhân mà chúng ta thường không ngờ tới và "ấn nấp" trong cuộc sống thường ngày. Có 4 thói quen khi nấu nướng mà rất nhiều người mắc phải là nguy cơ tiềm ẩn có thể khiến tế bào ung thư sản sinh và phát triển.

1. Không bật máy hút mùi, hoặc tắt ngay sau khi nấu ăn

Một số người thường không bật máy hút mùi để tiết kiệm điện. Thay vào đó, họ chỉ mở cửa sổ để thông gió hoặc tắt máy hút mùi ngay khi nấu xong.

Tuy nhiên, thực phẩm sẽ sinh ra khói dầu ở nhiệt độ cao trong quá trình nấu nướng. Thành phần chính của khói dầu này là acrolein, có thể gây kích ứng màng nhầy của mũi, mắt và cổ họng. Nếu chịu tác động trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm khí quản.

Ngoài ra, khói dầu còn chứa một số chất gây đột biến và gây ung thư như benzopyrene, butadiene, phenol,… có thể gây ung thư mô phổi khi hít phải trong thời gian dài. Nếu tiếp xúc lâu dài với khói dầu, nguy cơ ung thư phổi sẽ tăng gấp 2-3 lần so với người bình thường.

Do đó, bạn có thể bật máy hút mùi trước khi nấu để hút khói dầu toàn diện hơn. Khi nấu nướng, dù thời gian dài hay ngắn, hãy bật máy hút mùi ngay khi bật bếp. Sau khi nấu, đợi 3-5 phút rồi hãy tắt máy hút mùi.

4 thói quen khi nấu nướng tưởng chừng như "tiết kiệm" nhưng có thể làm tăng nguy cơ ung thư- Ảnh 1.

Hít khói dầu lâu dài có thể gây ung thư phổi

2. Không rửa xoong chảo khi nấu món tiếp theo

Một số người cho rằng việc rửa nồi sau khi chiên món ăn là việc rườm rà, lãng phí nước và không cần thiết. Vì vậy, chỉ cần thức ăn không có mùi hôi thì thông thường bạn sẽ không rửa nồi giữa chừng. Nhưng trên thực tế, điều này không chỉ ảnh hưởng đến hương vị của món ăn tiếp theo mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm cho sức khỏe.

Bởi vì hầu hết các loại rau đều chứa chất hữu cơ chứa carbon, chất này sẽ chuyển hóa thành benzopyrene, một chất gây ung thư mạnh khi đun nóng ở nhiệt độ cao liên tục. Thông thường, nhiệt độ thấp nhất để thực phẩm chuyển hóa thành benzopyrene là 350-400 độ C, đáy nồi đặt trên bếp thường có thể lên tới trên 400 độ C.

Nói một cách đơn giản, nếu bạn tiếp tục đun nóng nồi mà không cọ rửa thì dầu mỡ, cặn thức ăn trong nồi sẽ dễ dàng chuyển hóa thành benzopyrene. Điều đáng sợ hơn nữa là hàm lượng benzopyrene trong các món ăn nấu theo cách này thậm chí còn cao hơn so với thực phẩm nướng trực tiếp, đặc biệt là cá, thịt và các món ăn giàu protein, chất béo khác có hàm lượng cao hơn.

Do đó, bạn nên rửa xoong chảo sau khi nấu nướng xong và khi sử dụng cho các lần nấu tiếp theo ngay sau đó.

4 thói quen khi nấu nướng tưởng chừng như "tiết kiệm" nhưng có thể làm tăng nguy cơ ung thư- Ảnh 2.

Cặn thức ăn trong nồi sẽ dễ dàng chuyển hóa thành chất gây ung thư khi tiếp tục được nấu nướng

3. Sử dụng lại dầu chiên

Việc tái sử dụng dầu ăn và hít phải khói của loại dầu này có thể làm tăng nguy cơ ung thư, gan, tim mạch và hệ thần kinh.

Dầu ăn được đun nóng nhiều lần có thể tạo ra nhiều loại hợp chất, bao gồm hydrocacbon thơm đa vòng (PAH), một số chất này đã được báo cáo là gây ung thư. Ngoài ra, chất aldehyd cũng sẽ được sản sinh ra khi tái sử dụng dầu ăn. Chất này có thể gây viêm cơ thể làm tăng nguy cơ ung thư, bệnh tim mạch.

Sử dụng nhiều dầu ở nhiệt độ cao cũng có thể làm gián đoạn quá trình chuyển hóa lipid của gan, có khả năng dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) và đẩy nhanh các bệnh về gan do stress oxy hóa do gốc tự do gây ra.

Cuối cùng, sự hiện diện của chất béo bị oxy hóa và các sản phẩm cuối glycation tiên tiến (AGEs) trong dầu chiên được hâm nóng có liên quan đến các bệnh mãn tính, bao gồm cả tình trạng thoái hóa thần kinh.

Vì các tác hại "khủng khiếp" trên, bạn không nên tái sử dụng dầu ăn, đặc biệt khi dầu có dấu hiệu ôi, hỏng, mùi lạ và còn tồn đọng rất nhiều mảnh thức ăn.

4 thói quen khi nấu nướng tưởng chừng như "tiết kiệm" nhưng có thể làm tăng nguy cơ ung thư- Ảnh 3.

Dầu chiên được tái sử dụng có thể sản sinh ra nhiều chất gây hại cho sức khoẻ

4. Ăn thức ăn để qua đêm

Mọi người vẫn có thể ăn lại thức cũ được bảo quản trong tủ lạnh nhưng tốt hơn hết bạn nên nấu nướng vừa đủ để ăn hết trong một bữa.

Một số thực phẩm để qua đêm có nguy cơ gây hại cho sức khoẻ. Chẳng hạn như các loại rau lá xanh có hàm lượng nitrat cao, nếu nấu lâu hoặc để qua đêm sẽ hình thành chất nitrit độc hại sau khi đi vào dạ dày, ruột và đi vào máu, có khả năng gây ung thư dạ dày, ung thư đường ruột, ung thư gan và các bệnh ung thư khác.

Hay các sản phẩm cá, thịt, hải sản và đậu nành còn sót lại giàu protein và chất béo. Dưới tác động của vi khuẩn, những thực phẩm này có thể tạo ra các chất có hại cho cơ thể con người và làm hỏng chức năng gan và thận.

Cơm, bánh bao hấp và các thực phẩm giàu tinh bột dễ sinh ra Staphylococcusureus và aflatoxin, những chất này có thể không bị tiêu diệt ngay cả khi đun nóng ở nhiệt độ cao và có thể gây hại cho sức khoẻ.

Nguồn: wsjkw, Ảnh: sohu

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại