“4 thêm, 2 giảm” mỗi ngày để tránh xa ung thư đại trực tràng, thực hiện càng sớm càng tốt

Phạm Trang |

Việc thay đổi các thói quen sinh hoạt, ăn uống một cách lành mạnh không chỉ giúp duy trì sức khỏe hệ tiêu hóa mà còn ngăn ngừa, giảm tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng.

Đường ruột là trung tâm miễn dịch của cơ thể, nhưng nhiều thói quen ăn uống không tốt của người hiện đại như ít ăn chất xơ, thích các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, thường xuyên sử dụng các sản phẩm siêu chế biến, ăn uống không đều đặn... không chỉ làm tăng gánh nặng cho cơ thể mà còn suy giảm lợi khuẩn trong đường ruột, tăng nguy cơ gây ung thư đại trực tràng.

"4 thêm" giúp hệ tiêu hoá khoẻ mạnh

1. Bổ sung lợi khuẩn

Nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu lợi khuẩn vào thực đơn mỗi này. Với những người hiện đại bận rộn thì những thực phẩm lên men như sữa chua, natto, kombucha... có thể cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột, prebiotics một cách hiệu quả. Việc bổ sung lợi khuẩn có thể thay đổi hệ sinh thái của vi khuẩn trong đường tiêu hoá, giúp hệ tiêu hoá hoạt động hiệu quả cũng như tăng cường khả năng trao đổi chất cho cơ thể.

“4 thêm, 2 giảm” mỗi ngày để tránh xa ung thư đại trực tràng, thực hiện càng sớm càng tốt - Ảnh 1.

Có thể bổ sung lợi khuẩn vào khẩu phần mỗi ngày bằng nhiều cách khác nhau. Ví dụ có thể trộn sữa chua cùng salad hay các loại quả mọng, vừa làm tăng hương vị lại bổ sung chất xơ. Tuy nhiên, khi sử dụng sữa chua nên chọn loại ít và không đường, tránh hấp thụ quá nhiều đường cho cơ thể.

2. Tập thể dục nhiều hơn

Những người béo phì do thói quen ít vận động, nạp vào cơ thể lượng calo quá lớn từ những thực phẩm nhiều dầu mỡ, carbohydrate... trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn trong đường ruột, tăng nguy cơ gây ung thư đại trực tràng.

Hình thành thói quen tập thể dục với cường độ vừa phải thường xuyên có thể làm giảm vi khuẩn có hại và giúp duy trì sức khỏe đường ruột. Đồng thời, vận động cũng có thể làm tăng nhu động ruột, ngăn ngừa các vấn đề về đường tiêu hoá, tăng lượng máu đến các cơ quan trong hệ tiêu hoá và giúp thức ăn tiêu hoá và hấp thụ nhanh hơn.

3. Ăn nhiều trái cây và rau củ

“4 thêm, 2 giảm” mỗi ngày để tránh xa ung thư đại trực tràng, thực hiện càng sớm càng tốt - Ảnh 2.

Các loại trái cây và rau quả có thể cung cấp đủ chất xơ, thúc đẩy nhu động ruột, giúp hệ tiêu hoá dễ dàng lưu thông, hấp thụ tốt chất dinh dưỡng cần thiết cũng như thải bỏ độc tố khỏi cơ thể. Đồng thời, chất xơ cũng là nguồn thực phẩm chứa men vi sinh, giúp duy trì sự cân bằng của vi khuẩn trong đường tiêu hóa và duy trì môi trường đường ruột khỏe mạnh.

4. Kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên

Việc khám sức khoẻ định kỳ có thể phát hiện ra những bất thường sớm trong cơ thể, từ đó có những phương hướng điều trị kịp thời. Ung thư đại trực tràng nói riêng cũng như những loại ung thư khác nếu được phát hiện càng sớm sẽ càng tăng khả năng thành công trong điều trị, giảm những biến chứng sau này.

Không chỉ dựa vào khám, mỗi người cũng cần thường xuyên để ý những thay đổi nhỏ trong cơ thể cũng như thường xuyên tự theo dõi các chỉ số đơn giản như huyết áp, cân nặng... thay vì phụ thuộc quá nhiều vào bác sĩ.

2 thứ nên giảm để phòng ngừa các bệnh đường tiêu hoá

1. Thịt đỏ và các loại thịt siêu chế biến

Thịt đỏ chứa chất béo bão hòa, sau quá trình trao đổi chất sẽ tạo ra những chất không tốt cho sức khỏe đường ruột. Đặc biệt cũng nên tránh dùng các loại thịt siêu chế biến vì chúng có chứa nhiều thành phần phụ gia có thể triệt tiêu các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, cũng như tăng khả năng viêm nhiễm trong cơ thể cũng như nguy cơ gây ung thư đại trực tràng.

“4 thêm, 2 giảm” mỗi ngày để tránh xa ung thư đại trực tràng, thực hiện càng sớm càng tốt - Ảnh 3.

Cùng với đó, các thực phẩm chiên rán chứa các chất dinh dưỡng đa lượng - carbs, chất béo và protein. Đây là những dưỡng chất tiêu hóa chậm nhất. Do đó, nếu ăn quá nhiều sẽ đãn đến một số vấn đề về đường tiêu hoá như đầy hơi, đau dạ dày và tiêu chảy.

2. Sử dụng rượu bia, thuốc lá

Ngoài các loại thịt trên, lối sống không lành mạnh như hút thuốc, uống rượu... cũng sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng của vi khuẩn đường ruột.

Cùng với đó, rượu bia sẽ làm phá hủy lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, tăng tiết axit, phá hủy niêm mạc, gây viêm loét, tăng nguy cơ gây ung thư đại trực tràng cũng như các triệu chứng khác như ợ hơi, đầy chướng bụng, giảm cảm giác thèm ăn...

Việc hút thuốc lá cũng làm giảm lưu lượng máu đến vùng niêm mạc dạ dày và ngăn cản không cho dạ dày bài tiết ra chất nhầy, tăng nguy cơ viêm loét dạ dày hoành tá tràng...

Nguồn: commonhealth

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại