Gặp bác sĩ để khám bệnh nhiều khi diễn ra nhanh như một "cơn lốc". Bạn phải luôn chờ đợi rồi cuộc khám bệnh diễn ra và bỗng chốc bạn đã trên đường trở về nhà.
Rất nhiều điều cần thiết mà cả hai bên, bác sĩ và bạn, đã không đề cập đến trong suốt cuộc thăm khám "chóng vánh" đó.
Vậy hãy tận dụng thời gian thăm khám và nhớ hỏi bác sĩ những câu hỏi sau để nắm bắt được tình hình sức khỏe của chính bản thân. Và hãy nhớ, nếu bạn không hỏi bác sĩ cũng sẽ không trả lời.
1. Cân nặng của tôi như thế nào?
Đừng cho rằng cân nặng của bạn đang ở trạng thái tốt khi bác sĩ không nói gì về điều này.
Đây là một điều khá ngạc nhiên nhưng các bác sĩ có thể sẽ không đề cập đến chủ đề "nhạy cảm" này.
Một báo cáo từ trung tâm ngăn chặn béo phì Alliance vào năm 2010 cho thấy gần một nửa bác sĩ bỏ qua chỉ số cơ thể BMI trong các cuộc thăm khám sức khỏe cho bệnh nhân và có đến 70% bệnh nhân béo phì đã không được chẩn đoán.
Nếu như nhận thấy cân nặng của bản thân đang tăng hay giảm một cách bất thường hãy chủ động đề cập đến vấn đề này cho các bác sĩ.
2. Bác sĩ đã rửa tay của mình chưa?
Đáng kinh ngạc nhưng đây chính là một điều mà bạn nên hỏi. Ngay cả khi các bác sĩ bảo với bạn rằng nên thường xuyên rửa tay thì điều đó không có nghĩa là chính các bác sĩ đang lưu ý đến chính lời khuyên của mình.
Theo thông tin từ một vài nguồn, các bác sĩ chỉ tiến hành vệ sinh khoảng từ 30% - 40% số lần thăm khám.
Trong một nghiên cứu mới được công bố của Hiệp hội Chuyên gia trong Kiểm soát Nhiễm khuẩn và Dịch tễ, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các cán bộ y tế có xu hướng sử dụng xà phòng nếu như họ bị "giám sát".
Đây có thể là một chủ đề "khó chịu" khi đề cập, nhưng nó có thể giúp bạn tránh khỏi việc lây nhiễm thêm bệnh.
3. Liệu sức khỏe tôi có ổn khi tôi cảm thấy…?
Lo lắng về tài chính, sức khỏe của các thành viên trong gia đình hay các vấn đề về các mối quan hệ khác đang khiến nhiều người cảm thấy tồi tệ, đừng để những vấn đề này ảnh hưởng đến bạn.
Hãy cho bác sĩ của bạn biết về những điều này để tầm soát mức độ trầm cảm bởi các triệu chứng thường không rõ ràng đặc biệt là khi bạn có những nguyên nhân khác không phổ biến.
Một nghiên cứu tại trung tâm y tế JAMA cho biết có ít hơn 1/3 bệnh nhân trầm cảm đang được chữa trị.
4. Đó có phải là một cơn đau tim?
Nếu bạn đang cảm thấy khó chịu hay cảm giác bị đè nén ở lồng ngực, chóng mặt, buồn nôn và khó thở, đó chính là những dấu hiệu của một cơn đau tim.
Điều quan trọng là bạn thường biện hộ cho những vấn đề sức khỏe mình đang gặp phải trước bác sĩ.
Thực tế, theo Cơ quan Sức khỏe Phụ nữ, chính điều này đã tồn tại và làm mất đi cơ hội cứu sống bệnh nhân trong một số trường hợp.
Một nghiên cứu vào năm 2016 tại Anh, 30% trường hợp các cơn đau tim đã không được chẩn đoán, điều này sẽ làm tăng nguy cơ tử vong và con số này đối với các bệnh nhân nữ lên đến 59%.
Hãy mô tả rõ ràng, cụ thể, từ tốn các triệu chứng và phải nhắc nhở bác sĩ "tôi chưa bao giờ cảm thấy điều này trước đây" những điều này sẽ giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác hơn.
Bạn thậm chí có thể yêu cầu xét nghiệm điện tâm đồ, công thức máu...
*Theo Prevention