Sau khi chúng ta bước vào tuổi trung niên, các chức năng của các cơ quan khác nhau của cơ thể đã suy giảm, năng lượng và thể lực đều kém hơn nhiều so với trước đây. Nếu bạn không chú ý đến sức khỏe, nhiều bệnh cũng sẽ tận dụng cơ hội đó mà tấn công bạn không thương tiếc.
Do đó, khi bạn qua tuổi 40, phải làm tốt công việc chăm sóc sức khỏe trong cuộc sống hàng ngày và điều chỉnh phù hợp dựa trên những thay đổi về tâm sinh lý.
Vậy, làm thế nào để đàn ông trung niên có thể dưỡng sinh và chăm sóc sức khỏe đúng cách nhất?
Trên thực tế, việc duy trì sức khỏe là một loại "quản lý" sức khỏe của chính mình theo một chu trình lặp đi lặp lại. Đàn ông trung niên cần làm tốt công việc quản lý sức khỏe trong ba khía cạnh sau đây.
1. Quản lý cân nặng chuẩn
Làm thế nào để đàn ông trung niên có thể duy trì được sức khỏe thể chất tốt nhất, trước hết, chúng ta phải kiểm soát bằng được cân nặng sao cho chuẩn.
Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều nhiều nam giới dù tuổi đời còn trẻ nhưng đã có vòng bụng rất lớn và cân nặng dư thừa. Mặc dù họ trông vẻ bề ngoài có vẻ bệ vệ, ấn tượng hơn trong quan niệm cũ nhưng cơ thể thừa cân sẽ có nhiều nguy hiểm tiềm ẩn.
Tuổi trung niên dễ bị béo phì, và béo phì cũng làm tăng nguy cơ gây ra các bệnh tim mạch và mạch máu não, tiểu đường và bệnh thận. Do đó, nam giới bước vào tuổi trung niên phải chủ động kiểm soát cân nặng và tránh xa các thực phẩm giàu calo và chất béo cao.
Cân nặng của bạn muốn biết thế nào là chuẩn, có thể tính theo công thức đo chỉ số tương đối là: Chiều cao (cm) trừ 100 thì bằng số cân nặng vừa. Số cân này phụ thuộc vào thể trạng để thay đổi chút ít.
Chỉ số BMI còn được gọi là chỉ số khối lượng cơ thể (Body Mass Index). Dựa vào chỉ số BMI của một người có thể biết được người đó béo, gầy hay có cân nặng lý tưởng. Chỉ số này được đề ra lần đầu tiên vào năm 1832 bởi một nhà khoa học người Bỉ. Công thức tính chỉ số BMI tương đối đơn giản, chỉ dựa vào 2 chỉ số là chiều cao và cân nặng:
BMI = Cân nặng/[(Chiều cao)2]
Trong đó, chiều cao tính bằng m và cân nặng tính bằng kg.
Một người có chỉ số BMI bình thường sẽ dao động trong khoảng 18,5 - 24,9, con số này cho thấy bạn đang ở mức cân nặng lý tưởng.
Chỉ số BMI không áp dụng cho phụ nữ có thai, vận động viên, người tập thể hình.
2. Quản lý cảm xúc ổn định
Đàn ông trung niên cũng nên kiểm soát cảm xúc của mình. Khi tâm trạng thay đổi quá lớn, các dây thần kinh giao cảm của cơ thể con người thường ở trạng thái cực kỳ hưng phấn, sẽ kích thích tiết adrenaline và các triệu chứng của nhịp tim nhanh.
Từ đó có thể làm tăng huyết áp, không có lợi cho lưu thông máu và can thiệp vào các chức năng sinh lý bình thường của các cơ quan khác nhau. Tại thời điểm này, nhiều bệnh sẽ đến cửa, chẳng hạn như bệnh tim mạch vành và loét dạ dày.
Đàn ông trung niên nên đối mặt với mọi thứ trong cuộc sống hàng ngày với thái độ tự nhiên, bình tĩnh và giảm bớt các ham muốn với danh tiếng và tài sản, duy trì thái độ ôn hòa, bình yên, tự tại.
3. Quản lý các bệnh vặt ngay từ khi mới xuất hiện
Nam giới bước vào tuổi trung niên cũng nên chú ý đến các vấn đề nhỏ về thể chất trong cuộc sống hàng ngày. Nếu ví dụ bạn thấy đau ngực không rõ nguyên nhân, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời để loại trừ khả năng mắc bệnh tim.
Nếu thời gian đi vệ sinh trở nên lâu hơn, nếu bạn thấy mình đi tiểu đột ngột, bạn nên cảnh giác với các bệnh như viêm tuyến tiền liệt.
Trong cuộc sống hàng ngày, chú ý uống nhiều nước, và ăn nhiều thực phẩm có chứa chất xơ thô. Duy trì một lối sống lành mạnh toàn diện, làm việc và nghỉ ngơi hài hòa, tập thể dục hợp lý.
Nhóm người khi đã bước vào tuổi trung niên thì tuyệt đối không được bỏ bê việc chăm sóc sức khỏe. Như người ta vẫn nói, cơ thể là vốn quý nhất của đời người.
Vì vậy, dù là đàn ông hay phụ nữ, bạn phải chú ý đến sức khỏe trong cuộc sống hàng ngày.
Ngoài ra, cần chú ý đặc biệt rằng, bạn không nên thức khuya, chọn một bài tập vừa phải và vận động thường xuyên để kích hoạt toàn bộ cơ thể, có lợi cho sức khỏe.
*Theo Health/39