3 thói quen sử dụng túi ni lông tai hại cần bỏ ngay vì âm thầm đưa "thuốc độc" vào cơ thể

Mỹ Diệu |

Túi ni lông được sử dụng phổ biến trong sinh hoạt hàng ngày, nhưng dùng theo 3 cách tai hại này thì rất nhiều "thuốc độc" sẽ đi vào cơ thể bạn.

Túi ni lông hay túi nhựa, túi bóng là vật dụng chúng ta sử dụng hàng ngày. Nhưng nhiều người không biết rằng có rất nhiều loại túi nilon được dùng để đựng những đồ vật khác nhau. Giống như khi đi chợ, chúng ta thường không chú ý đến loại túi nhựa mà các cửa hàng sử dụng để đựng thức ăn của mình. Nếu sử dụng túi ni lông không phù hợp có thể khiến thực phẩm bị nhiễm "thuốc độc", đầu độc sức khỏe của chúng ta.

GS.TS Kalayanee Sirisingha

Dưới đây là 3 thói quen sử dụng túi ni lông cần bỏ ngay vì âm thầm đưa "thuốc độc" vào cơ thể được GS.TS Kalayanee Sirisingha, Giảng viên Bộ môn Khoa học và Công nghệ Polymer, Chuyên ngành Hóa, Khoa Khoa học, Đại học Mahidol (Thái Lan) chia sẻ.

1. Cho thức ăn nóng, mới nấu vào ngay túi ni lông

Hành vi đầu tiên mà chúng ta có thể thấy là cho đồ ăn mới chiên, nấu, còn nóng bốc khói nghi ngút vào ngay trong những chiếc túi ni lông. Đây là việc không nên làm.

Vì thức ăn mới nấu, đặc biệt là đồ chiên rán mới chiên, dầu rất nóng, có khi nhiệt độ lên đến 200 độ C có thể khiến túi ni lông bị hư hỏng hoặc chúng ta có thể nhận thấy rằng dầu nóng có thể làm tan chảy một lỗ trên túi ni lông.

Vì vậy, điều chúng ta nên làm là sau khi chiên nấu thức ăn xong nên đặt sang 1 bên để trong giây lát để cho nhiệt độ giảm nhẹ, rồi mới cho vào túi ni lông.

Đối với túi ni lông chúng ta dùng đựng thực phẩm có 2 loại chính: túi [đựng đồ] nóng và túi [đựng đồ] lạnh. Trong đó, túi nóng có 2 loại phổ biến là:

- Túi làm từ nhựa Polyethylene - một số người gọi là túi mật độ cao (High-Density Polyethylene). Trên nhãn, hãy chú ý đến biểu tượng tái chế, sau đó là số 2, chứng tỏ đây là túi mật độ cao, nó có màu trắng đục, có sức bền tốt và có thể chịu nhiệt độ lên đến 100 độ C. Vì vậy, chúng ta sử dụng nó được cho thực phẩm nóng như súp, cháo, sữa đậu nành...

- Loại còn lại làm từ nhựa Polypropylen hoặc PP, nó cũng có biểu tượng tái chế nhưng số cạnh đó là số 5. Loại túi này có bề mặt trong suốt và sáng bóng, khả nặng chịu nhiệt cao tốt hơn 100 độ C. Do đó, ta đựng được đồ nóng hơn như là các loại cà ri.

Túi lạnh làm từ nhựa Polyethylene nhưng với mật độ thấp (Low-Density Polyethylene). Nó có số 4, có bề mặt trong suốt, tính linh hoạt cao nhưng chỉ chịu được nhiệt độ thấp. Do đó, bạn không cẩn thận khi sử dụng túi lạnh, không nên cho thực phẩm nóng vào trong nó để đựng.

Nói chung, về cơ bản, cả túi nóng và túi lạnh đều được sản xuất để sử dụng 1 lần. Vì vậy, chúng ta không nên dùng nó để hâm nóng thức ăn hay đặt trong lò vi sóng, đặc biệt là túi chứa những thức ăn có nhiều chất béo hoặc thậm chí là đồ ngọt. Khi làm vậy, nhiệt độ rất cao có thể làm nhựa tan chảy.

2. Lấy túi ni lông để đựng thức ăn cho vào tủ lạnh

Có lẽ nhiều gia đình cũng làm điều tương tự. Chúng ta thường mua thực phẩm dự trữ rồi về cất luôn vào tủ lạnh cùng chiếc túi ni lông bọc bên ngoài. Cả túi nóng và túi lạnh đều có thể sử dụng trong tủ lạnh, không vấn đề gì nhưng chúng ta muốn cho nó vào tủ đông, điều GS.TS Kalayanee Sirisingha muốn nhấn mạnh là túi nóng không thích hợp để bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh.

Điều này là bởi nhiệt độ rất lạnh trong tủ khiến túi trở nên giòn và dễ dàng bị phá vỡ, nguy cơ ô nhiễm thực phẩm là rất cao.

Chẳng hạn, khi chúng ta đi chợ mua thịt, người bán sẽ bỏ túi cho chúng ta và ta chỉ việc bỏ túi thịt vào tủ lạnh. Trong hầu hết các trường hợp, loại túi được sử dụng đó không phải túi ni lông ở cấp được sử dụng cho thực phẩm - không thể tiếp xúc với thực phẩm, bởi trong quá trình sản xuất chúng, một số phụ gia có thể được thêm vào hoặc sử dụng sơn/màu chứa kim loại nặng, chẳng hạn như chì, cadmium...

Vì vậy, bạn không nên sử dụng túi ni lông được cho khi mua hàng để cất thực phẩm vào tủ lạnh vì có thể nhiễm chất gây ô nhiễm từ quá trình sản xuất.

3. Dùng bút viết lên túi ni lông

Một số người sẽ viết chữ lên túi ni lông đựng thực phẩm để biết được ngày mua thực phẩm hoặc đơn giản để biết trong túi ni lông đang chứa thứ gì.

Trong trường hợp thực phẩm không nóng hoặc đồ khô, thì bạn có thể sử dụng bút cấp thực phẩm hoặc nhãn bút có chữ Xylene Free (không Xylene) để viết lên túi ni lông cũng không sao.

Nhưng nếu thực phẩm là đồ nóng hổi và bạn dùng bút không phải cấp thực phẩm thì có khả năng Xylene - 1 loại chất hóa học sử dụng trong công nghiệp có khả năng gây ngộ độc, sẽ hấp thụ vào thức ăn.

Do đó, hãy đảm bảo cả 2 điều kiện nêu trên nếu muốn dùng bút viết lên túi ni lông nhé!

Nguồn và ảnh: Mahidol Channel

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại