1. Không bật dậy ngay lập tức
Bạn nên rời khỏi giường sau 3-5 phút thức dậy nhưng cũng đừng cho phép bản thân kéo dài thời gian rời khỏi giường vào buổi sáng. Không nên bật dậy ngay lập tức vì lý do có thể làm cho tốc độ máu tăng đột biến, áp lực lên mạch máu tăng, gây choáng váng nếu đột ngột chuyển tư thế.
Đặc biệt, đối với người trung niên và cao tuổi, thành mạch máu khá mỏng, trường hợp nghiêm trọng có thể bị ngất. Do đó, nên áp dụng quy tắc này sau khi thức dậy vào buổi sáng: nằm thêm 3 phút, sau đó tạm ngồi nghỉ trên giường 3 phút, tiếp tục chuyển sang ngồi trên mép giường 3 phút mới đứng dậy.
2. Không bỏ bữa sáng
Trong suy nghĩ của không ít người, bữa sáng chỉ là bữa phụ, bữa tối mới quan trọng. Do đó, nhịn bữa sáng cũng không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe do cơ thể luôn được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng ở hai bữa ăn còn lại. Tuy nhiên, thực tế lại trái ngược như vậy. Nên nhớ, đây chính là bữa ăn khởi đầu một ngày học tập và làm việc của bạn.
Hơn nữa, sau giấc ngủ dài, cơ thể chúng ta thiếu hụt năng lượng nghiêm trọng. Khi ấy, vì năng lượng của cơ thể thấp nên buộc phải lấy thêm năng lượng từ gan, khi đó sẽ khiến cho gan rơi vào tình trạng quá sức. Do đó, năng lượng được cơ thể thu nhận từ bữa sáng, sẽ giúp chuyển hoá và trao đổi chất trong cơ thể, đầu óc minh mẫn, hiệu suất làm việc được nâng cao.
Còn bụng đói cồn cào, dạ dày co bóp nhiều khiến bạn không tập trung làm việc được, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc. Những người có chế độ ăn sáng thường xuyên sẽ không bị thừa cân và trong suốt các bữa ăn đều cảm thấy ngon miệng hơn. Bữa sáng với đầy đủ các dưỡng chất là cách tốt nhất cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động trong ngày.
3. Không nhịn tiểu
Bàng quang người trưởng thành trung bình chứa được khoảng 420 ml chất lỏng, tuy nhiên nhờ khả năng co giãn mà giới hạn của bàng quang có thể lên tới 800 ml. Kể cả vậy, nhịn tiểu vào buổi sáng chỉ vì muốn nằm thêm một chút vẫn là một thói quen xấu. Theo y học cổ truyền Trung Quốc, đi tiểu là cách giúp loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể đồng thời duy trì sự trao đổi chất bình thường.
Nhịn tiểu buổi sáng sẽ không giải phóng được amoniac, làm cho chúng có mùi đặc hơn và còn trở thành nơi sinh sản của vi khuẩn, một lần nữa chảy ngược lại niệu quản và xâm nhập vào thận, gây nhiễm trùng, viêm thận. Nhịn tiểu buổi sáng còn làm ảnh hưởng đến gan, vì nước tiểu không được thải ra kịp thời sẽ ảnh hưởng tới khả năng trao đổi chất, hơn thế chất độc hại bị tích tụ trong 1 khoảng thời gian dài sẽ gây hại chức năng gan.