1. Nghệ
Nghệ hay còn gọi là uất kim, khương hoàng là một vị thuốc cổ truyền có mặt trong nhiều bài thuốc dân gian.Nhờ tính kháng viêm và chống oxy hóa tốt, nghệ vàng có tác dụng giúp điều trị một số bệnh như hạ đường huyết và ung thư.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu, chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu của bạn ở mức ổn định. Các hợp chất từ của nghệ cũng được chứng minh giúp cơ thể giảm tình trạng kháng insulin – khiến tăng lượng đường huyết của bạn.
Nghệ cũng là loại gia vị rất tốt cho thận. Các thành phần hoạt chất có trong loại củ này như curcumin, curcumen, tinh dầu paratolyl metyl carbinol sẽ giúp làm giảm tác dụng của các yếu tố gây viêm và các enzyme gây bệnh thận mãn tính. Curcumin thực sự kìm hãm sự phát triển và lây lan của tất cả các loại vi khuẩn, làm giảm nguy hiểm cho thận.
2. Gừng
Gừng vừa là loại gia vị, vừa là vị thuốc vườn nhà, dễ kiếm, dễ dùng. Trong Y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, dạng tươi được gọi là sinh khương, dạng khô gọi là can khương.
Thành phần của gừng chủ yếu là tinh dầu, trong đó có các thành phần: β – zingiberen, ar – curcumen, β – farnesene , α – camphen, β – phelandren, eucalyptol, các hợp chất alcol: geraniol, borneol, zingeron, shogaol và zingerol…. tùy theo hình thức sử dụng mà có nhiều công dụng khác nhau, rất tốt cho sức khỏe.
Một số nghiên cứu đã chứng minh bổ sung gừng giúp cải thiện tình trạng kháng insulin và tỷ lệ trao đổi chất. Đặc biệt, đối với những bệnh nhân mắc tiểu đường loại 2, gừng có thể giúp giảm lượng đường trong máu lúc đói. Theo đó, loại củ này có chứa hợp chất gingerol có tác dụng ức chế sự lây lan của vi khuẩn, hữu ích cho thận và gan tránh phải làm việc quá sức.
Gingerol còn có tác dụng hỗ trợ đường tiêu hóa khỏe mạnh, giúp giảm viêm và giảm đau mạnh mẽ. Khi lượng đường trong máu cao sẽ có tác động gây hại cho thận. Một số nghiên cứu cho thấy rằng ăn bột gừng có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu nhờ đó làm giảm tỉ lệ biến chứng thận, nhất là ở những người mắc bệnh đái tháo đường.
3. Tỏi
Tỏi là loại nguyên liệu phổ biến trong mọi căn bếp Việt. Loại củ này dùng sống hoặc nấu chín đều được dung nạp tốt và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Không chỉ là giúp các món ăn thêm phần thơm ngon, bổ dưỡng, tỏi còn là loại "tiên dược" giúp phòng tránh và ngăn ngừa nhiều chứng bệnh khác nhau.
Theo nghiên cứu trung bình cứ 1 củ tỏi có chứa 1mg natri, 12mg kali, 4mg photpho. Không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng mà tỏi còn có khả năng hạ lượng cholesterol trong cơ thể để hạn chế viêm nhiễm ở thận. Các hoạt chất có trong tỏi cũng giúp làm giảm nồng độ chì và cadmium trong thận, tim, gan, lá lách và máu.
Bên cạnh đó, các hợp chất chiết xuất từ tỏi như alliin, allicin, diallyl disulfide...cũng được chứng minh có hiệu quả trong giảm kháng insulin.
Trong những năm gần đây, người ta phát hiện ra rằng tỏi có tác dụng hạ đường huyết rất tốt và có thể được sử dụng như một phương thuốc ăn kiêng cho bệnh nhân đái tháo đường.
(Tổng hợp)