Khi cơ thể mắc bệnh, sẽ có những tín hiệu rõ ràng cảnh báo đến bạn như là cách giúp bạn phát hiện sớm, điều trị sớm hoặc có thể cải thiện tỷ lệ chữa khỏi bệnh.
Do đó, hãy cảnh giác với các biểu hiện khác nhau vào buổi sáng, đặc biệt là khi có ba biểu hiện sau đây xuất hiện, có thể là dấu hiệu chỉ ra những căn bệnh đã tồn tại trong cơ thể bạn và chúng đang lớn dần lên hàng ngày.
Những biểu hiện nào vào buổi sáng có thể là dấu hiệu của bệnh? Ba gợi ý sau đây bạn không nên xem nhẹ.
1. Bị tỉnh dậy quá sớm
Nếu bạn có vấn đề kiểu như bị tỉnh dậy quá sớm so với thời gian bạn cần phải dậy, trong dài ngày như vậy có thể cần cảnh giác, vì đây rất có thể là dấu hiệu của trầm cảm.
Trên lâm sàng, khoảng 50% các triệu chứng đầu tiên của trầm cảm là mất ngủ, và biểu hiện phổ biến nhất là thức dậy sớm. Điều khiến cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn, trầm cảm và mất ngủ có thể hình thành một vòng luẩn quẩn: Bạn càng thức dậy sớm, bạn càng dễ bị trầm cảm, bạn càng chán nản, bạn càng có thể bị tỉnh dậy sớm.
Tỉnh dậy sớm tức là bạn bị thức dậy khoảng 2 giờ sáng, nằm trên giường, lật đi lật lại và không ngủ trở lại được nữa.
Nhóm những người rơi vào trạng thái này đa số đều bắt đầu từ thiếu ngủ, kèm theo đau bụng, đánh trống ngực, đau lưng và tức ngực. Tình trạng yếu và buồn làm giảm hiệu quả công việc và học tập, gây căng thẳng cho sức khỏe tâm thần.
Nếu bạn luôn thức dậy sớm như vậy kèm theo triệu chứng giống như trầm cảm, bi quan và cáu kỉnh, điều đó có nghĩa là bạn đã bước vào trạng thái trầm cảm thực sự. Nên đến bệnh viện để chẩn đoán và điều trị các triệu chứng liên quan.
Nếu đó chỉ là một triệu chứng buồn ngủ thông thường, đừng lo lắng về trầm cảm trong thời gian này, nếu bạn bắt đầu có những thay đổi về cảm xúc và sở thích, bạn có thể cần chú ý nhiều hơn.
2. Cứng khớp vào buổi sáng
Sau khi thức dậy vào buổi sáng, các khớp và cơ trong toàn cơ thể ở trạng thái cứng và có vẻ như chuyển động bị hạn chế. Sau một chút bạn chủ động vận động và làm cho các khớp cử động, các cơ và khớp có thể được kéo dãn từ từ. Đây là biểu hiện của chứng cứng khớp buổi sáng.
Nếu người trung niên và cao tuổi bị cứng khớp vào buổi sáng một cách rõ ràng, khớp không linh hoạt, đó có thể là triệu chứng của tăng sản xương, bệnh thấp khớp hoặc các bệnh về xương khớp. Ngoài ra, một số bệnh nhân dị ứng cũng sẽ bị cứng khớp vào buổi sáng.
Sau khi thức dậy mỗi sáng, bạn có thể thực hiện động tác nắm tay. Để kiểm soát tốc độ, siết chặt nắm tay, thực hiện khoảng 100 lần mỗi ngày hoặc sử dụng nước ấm để ngâm tay chân trong 20 phút.
3. Cơ thể sưng phù, trữ nước
Hiện tượng sưng phù, trữ nước trên cơ thể cũng có thể xảy ra ở những người khỏe mạnh vào buổi sáng, nhưng sau khoảng 20 phút hoạt động, các triệu chứng sưng có thể thuyên giảm. Hầu hết những dấu hiệu phù nề của cơ thể là xuất phát từ nguyên nhân có quá nhiều nước trong cơ thể và không được thải ra kịp thời.
Tuy nhiên, việc tăng cân đi kèm với sưng bắp chân, mắt cá chân và mí mắt, gợi ý cho bạn về dấu hiệu của bệnh tim hoặc thận.
Sưng phù cơ thể cũng có thể xảy ra khi lượng protein của cơ thể không đủ hoặc gan bị trữ nước quá nhiều, hormone bất thường...
Nếu hiện tượng sưng phù di chuyển từ mặt đến toàn bộ cơ thể, nó có thể là dấu hiệu chỉ ra bệnh tim, nếu sưng ngược lại bắt đầu từ bàn chân, lại có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh xơ gan và bệnh tim.
Vào các ngày trong tuần, bạn nên làm tốt việc chăm sóc sức khỏe và tránh ăn đồ cay và kích thích.
Ngoài việc cảnh giác với 3 tình huống trên, bạn nên cảnh giác với triệu chứng chóng mặt vào buổi sáng. Đó có thể là các bệnh về tai, bệnh thần kinh hoặc thiếu máu, bệnh tim mạch và mạch máu não.
Đừng làm việc quá sức. Hãy chú ý đến sự kết hợp giữa công việc và nghỉ ngơi. Tránh tập thể dục vất vả với cường độ cao hay những công việc nặng nhọc về thể chất và tinh thần trước khi đi ngủ.
*Theo Bí mật Trung Hoa