Nhiều năm gần đây, nước xạ đen ngày càng được mọi người yêu thích vì những công dụng sức khỏe mà chúng mang lại. Theo nhà khoa học - Lương y đa khoa Quốc gia Bùi Đắc Sáng - Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam: "Xạ đen có tên khoa học là Ehretia asperula Zoll. & Mor. Loại dược liệu này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, tăng sức đề kháng..."
Theo Đông y, xạ đen có vị đắng chát, tính hàn, có tác dụng thông kinh, lợi tiểu, chữa ung nhọt, lở loét, tiêu viêm, mát gan mật, giảm tiết dịch và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Theo Đông y, xạ đen có vị đắng chát, tính hàn, có tác dụng thông kinh, lợi tiểu, chữa ung nhọt...
Cây xạ đen phân bố nhiều ở Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á như: Việt Nam, Myanmar, Thái Lan... Loại cây này thường mọc ở độ cao từ 1.000 - 1.500 m. Còn ở nước ta, cây thuốc xạ đen phân bố chủ yếu tại các tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình, Thừa Thiên Huế...
Uống nước xạ đen hàng ngày, cơ thể sẽ nhận được vô vàn lợi ích:
- Ổn định huyết áp: Xạ đen có tác dụng trong chữa huyết áp cao, điều hòa huyết áp không ổn định. Người bệnh có thể đun lá cây xạ đen với nước, sau đó uống mỗi ngày.
- Trị gan nhiễm mỡ: Theo công trình nghiên cứu của Học Viện Quân Y, sử dụng nước đun sắc từ cây thuốc nam này mỗi ngày, tình trạng máu nhiễm mỡ hay mỡ có trong gan được cải thiện khá tốt.
- Bổ cho gan: Đây là loại thảo dược được các thầy thuốc sử dụng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan như: viêm gan, xơ gan, men gan cao.
- Ngủ ngon hơn: Theo lương y Sáng, cây xạ đen giúp tăng cường tuần hoàn máu não, giúp điều trị chứng hoa mắt chóng mặt. Ngoài ra có tác dụng rất tốt với người bị mất ngủ thường xuyên do suy nhược thần kinh hoặc thiếu máu.
2 sai lầm cần tránh khi sử dụng nước xạ đen kẻo rước bệnh
1. Tin rằng dùng xạ đen sẽ chữa được bệnh ung thư
Nhiều người cho rằng xạ đen có khả năng chữa khỏi bệnh ung thư hoàn toàn, do đó đã tin tưởng sử dụng như một thứ "thuốc thần". Giải đáp về thông tin này, lương y đa khoa Quốc gia Bùi Đắc Sáng cho hay: "Điều này là không đúng. Có thể là do mọi người đã hiểu sai về thuật ngữ trong Đông y. Trong Đông y, ung thư ác tính được gọi là nham trứng, nhưng nhiều người nghe ung nhọt (ung nhọt bên ngoài, ung nhọt trong tạng phủ) đã hiểu lầm và lạm dụng".
Theo vị lương y, chưa có một thực nghiệm khoa học thuyết phục nào chứng minh được đầy đủ tác dụng sinh học và kiểm tra độc tính của cây xạ đen nên chưa thể nói cây này có thể dùng để hỗ trợ hoặc chữa được ung thư hay không.
Trong Đông y, ung thư ác tính được gọi là nham trứng, nhưng nhiều người nghe ung nhọt (ung nhọt bên ngoài, ung nhọt trong tạng phủ) đã hiểu lầm và lạm dụng.
Nhiều chuyên gia cho hay, xạ đen chỉ có khả năng kháng viêm, giải độc, phòng trị được một số bệnh lý thông thường. Không nên tin rằng loại dược liệu này có khả năng trị bệnh ung thư, để rồi bỏ qua các các chữa bệnh khoa học, đẩy tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
2. Uống nước xạ đen quá nhiều
Xạ đen khá lành tính, tuy nhiên không nên dùng quá nhiều vì có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như chóng mặt, hạ huyết áp, đầy bụng, đi ngoài, ngủ gật...
Xạ đen khá lành tính, tuy nhiên không nên dùng quá nhiều.
Liều lượng xạ đen sẽ phù hợp cho từng đối tượng, từng bài thuốc. Theo khuyến cáo, chỉ nên dùng tối đa 70g xạ đen/ ngày. Tốt nhất, mọi người cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc để dùng đúng liều lượng cần thiết.