2 bệnh nhân tử vọng ở BV Trí Đức: Bác sĩ Việt tại Úc phân tích một loạt giả thuyết

Ngọc Anh |

Bác sĩ Phan Đình Hiệp - bác sĩ gia đình tại Melbourne, Australia đã phân tích về các giả thuyết gây nên tình trạng sốc thuốc của hai nạn nhân ở BV Đa khoa Trí Đức vừa qua.

Thưa bác sĩ, sự cố y khoa xảy ra tại BV Trí Đức khiến hai bệnh nhân cắt amidan và phẫu thuật giáp trạng tử vong khi vừa gây mê được 30 giây. Cá nhân bác sĩ có ý kiến gì về vụ việc trên?

Bác sĩ Phan Đình Hiệp: Trước hết, khi chưa có kết luận chính thức của chuyên môn, tạm thời phải gọi là sự cố hay tai biến y khoa chứ khoan vội vàng kết luận hay kết tội cho tác nhân hay cá nhân tập thể nào.

Nếu các tin đưa ra là đúng "tử vong do sốc thuốc khi vừa gây mê 30 giây" thì khả năng cao là do sốc phản vệ (Bác sĩ Hiệp nhấn mạnh lại là "nếu các thông tin cũng cấp là trung thực" - pv). Ngoài ra cũng có thể là nguyên nhân tiêm sai thuốc và sai liều, hoặc thuốc có vấn đề rất nghiêm trọng.

2 bệnh nhân tử vọng ở BV Trí Đức: Bác sĩ Việt tại Úc phân tích một loạt giả thuyết - Ảnh 1.

Bác sĩ Phan Đình Hiệp - bác sĩ gia đình tại Melbourne, Australia.

Với trình độ y tế trên các nước nói chung hiện nay, tỉ lệ thực sự của sốc phản vệ là vào khoảng 1/10.000-20.000, dù có xê dịch giữa các nghiện cứu nhưng chắc chắn là rất nhỏ. Trong đó, tỉ lệ tử vong do sốc phản vệ còn ở mức thấp hơn nữa - dự liệu khoảng 1/100.000 (các thống kê Úc - Mỹ).

Sự trùng hợp của 2 trường hợp cách nhau chưa đến một giờ càng đặt ra yêu cầu phải trung thực và chính xác tìm ra nguyên nhân để hạn chế nguy cơ tái diễn.

Ở đây cần nhấn mạnh đến vai trò của nhân viên y tế trong việc xử lý nếu là sốc phản vệ. Sự trùng hợp này cũng đặt ra vấn đề những người có trách nhiệm của ngành y tế cần xem lại quy trình đào tạo và các biện pháp giám sát các cơ sở thăm khám chữa bệnh.

- Theo bác sĩ dự đoán thì nguyên nhân của hai trường hợp cụ thể nêu trên như thế nào?

Bác sĩ Phan Đình Hiệp: Sốc phản vệ là điều có thể xảy ra, nhưng phải luôn ghi nhớ là tỉ lệ rất thấp. Chỉ là nếu không hiểu biết và thực hành y tế có chuẩn mực nào đó, rủi ro sẽ cao hơn, tai biến nghiêm trọng hơn mà thôi.

Nếu phải nói dự đoán nguyên nhân (xin lưu ý là chữ dự đoán có thể đúng/sai) thì có khả năng cao nhất là do thuốc (giả, kém phẩm chất hay tỉ lệ ngẫu nhiên - chú ý xác suất rất hiếm và cả 2 trong vòng chưa đến 1 giờ ở 1 đơn vị y tế). 

Có thể có sự khiếm khuyết chuyên môn (nhầm thuốc, sai liều , xử lý sốc phản vệ chưa đạt yêu cầu).

Để giảm nguy cơ sốc phản vệ, thực ra chỉ đơn thuần là hỏi tiền sử bệnh, nếu có cơ địa dị ứng hay trước đây từng có tai biến do gây mê hay gây tê.

Còn khi đã bị sốc phản vệ thì cần có trang thiết bị, cơ số thuốc và nhân viên y tế đủ trình độ cơ bản/nâng cao tùy vị trí để xử lý.

Nói thêm về một cá nhân đã bị sốc phản vệ, điều cần nhất là tìm xác nhận tác nhân gây ra để tránh. Có thể là thuốc, thành phần trong thuốc hoặc nguyên nhân khác như thực phẩm, hóa chất nào đó từ ngoài vào. Người bệnh cần các xét nghiệm được tiến hành bởi các bác sĩ khoa miễn dịch dị ứng.

Hơn nữa, ngay cả việc test này cũng chỉ kết luận là bệnh nhân có quá mẫn (dị ứng) với tác nhân nào đó, tức là có nguy cơ sốc phản vệ với chất đó chứ không phải khẳng định đó là nguyên nhân của sốc phản vệ.

(Trong y học nên hiểu đọc khái niệm nguy cơ, rủi ro, xác suất vì có rất nhiều khi không có gì là rõ trắng/đen; đúng/sai; mà rất hay dùng cụm từ khả năng cao, rất cao, thấp, rất thấp...  của một sự việc, sự kiện nào đó).

- Nếu trong trường hợp sốc của hai bệnh nhân trên do thuốc gây mê không đạt chuẩn, anh có thể phân tích các giả thuyết có thể xảy ra không?

Bác sĩ Phan Đình Hiệp: Nếu thuốc gây mê không đủ tiêu chuẩn mà gây chết người - có thể sẽ là vấn đề rất lớn. Cơ sở sản xuất thuốc cũng không dễ bị lên án kiểu này bởi vì thuốc được chế với số lượng lớn, không mấy khi gây ra liền 2 trường hợp.

Hơn nữa nếu là thuốc giả chưa hẳn đã đủ độc hại để giết người trong vòng 30 giây ngoại trừ thuốc giả đó có chất gây tác dụng cực độc cấp hay có thể gây sốc phản vệ cho bệnh nhân. Điều này có thể nói là khá khó có thể xảy ra.

Thuốc tiền gây mê và thuốc gây mê đều là thuốc và có rủi ro gây sốc phản vệ (nhưng lần nữa, nên nhớ là tỉ lệ rất thấp, và càng hi hữu nếu là trùng lặp kiểu này).

Giả thiết có thể đúng hay sai bao gồm:

A) Tiêm nhầm thuốc dẫn đến nhầm liều lượng,

B) Thuốc không đúng hàm lượng hay tiêu chuẩn và lô thuốc để phục hồi, xử lý cũng không đạt yêu cầu.

C) Khả năng nhận biết và xử lý của nhân viên cơ sở y tế chưa thích hợp và các trang thiết bị chưa đầy đủ đúng tầm dự kiến.

D) Yếu tố ngẫu nhiên, lỗi sốc phản vệ không rõ nguyên nhân hoặc sốc phản vệ do các thuốc dùng trong tiền gây mê hay thuốc gây mê

Trong đó, nhóm A và C là thuộc sai phạm; nhóm B và D là sai sót hay ngẫu nhiên (nói sai sót vì có thể khâu bảo quản thuốc chưa đạt yêu cầu...) 

Nhưng trong trường hợp này, có 2 mạng người khỏe mạnh, có những thủ thuật không phải nguy cơ cao mà kết quả thật đáng sốc.

2 bệnh nhân tử vọng ở BV Trí Đức: Bác sĩ Việt tại Úc phân tích một loạt giả thuyết - Ảnh 2.

- Hai sự cố cách nhau 20 phút. Nhiều người cho rằng tại sao quy trình khám hôm trước rồi hôm sau phẫu thuật luôn, liệu bác sĩ có cắt bớt quy trình không? Thứ nữa là vì sao bệnh nhân đầu đã sốc thuốc không ngưng ngay mà còn gây mê thêm bệnh nhân thứ 2? Cá nhân anh đánh giá như thế nào?

Bác sĩ Phan Đình Hiệp: Quy trình là tuỳ cơ sở y tế mà thời gian có thể rút ngắn miễn sao phù hợp khoa học. 

Theo lý thuyết, nếu đã tư vấn hỏi bệnh và thăm khám đầy đủ (thường tối đa vài giờ) và đủ thời gian nhịn (fasting) đủ để gây mê và trên cơ địa phù hợp thì có thể coi như đủ.

Vậy tôi không nghĩ đây là cắt bớt quy trình. Tất nhiên cái chính phải là đủ thời gian để tư vấn (bao gồm bệnh nhân cân nhắc, những hỏi, thăm khám và xét nghiệm cần thiết) chứ không dùng mốc thời gian này để quy kết sai lầm của thầy thuốc.

Cũng như việc xảy ra trường hợp thứ nhất mà vẫn gây mê trường hợp thứ hai thì nhìn nhận có phần tuỳ điều kiện và quy tắc hành xử của cơ quan có dưới lề luật của ban ngành.

Trên góc độ rủi ro, nếu có một người bị sốc phản vệ nặng (và có thể tử vong), các thuốc và trang thiết bị cần phải được điều tra, cân nhắc chu đáo trước khi tiếp tục.

- Người ta liên tưởng vụ sốc thuốc này giống như hội chứng truyền propofol, theo anh có phải như trên không?

Bác sĩ Phan Đình Hiệp: Nói tới hội chứng do truyền Propofol, khả năng rất cao là không phải. Bởi vì thường phải do liều cao và hơn 48 giờ chứ không phải là ngắn hạn như vậy.

Đừng quên là các thuốc ức chế thần kinh cơ như dùng trong trường hợp này thường gây phản ứng nhẹ chứ cũng hiếm gây sốc phản vệ (hơn mức 1/10.000 - 1/20.000). Mà lại là 2 trường hợp, hơn nữa là tử vong - thì vấn đề gần như không phải là do hội chứng này.

Có bác sĩ nói là do có yếu tố nguy cơ (nhịn ăn, dùng steroid tiền mê) thì xin nói, hầu như ai cũng vậy. Do đó muốn nghĩ đến khả năng này là quá thấp hơn bất kỳ lý do nào đã nghĩ đến ở trên.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại