Thường xuyên mang giày cao gót: Tuy giày cao gót giúp chúng ta cao hơn, dáng đẹp hơn, thế nhưng nếu đi thường xuyên thì có thể dẫn tới nhiều hậu quả rất nghiêm trọng. Một số trường hợp xảy ra khi đi giày cao gót chính là gây đau nhức chân, ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng do bàn chân có nhiều huyệt, bàn chân sẽ bị dị dạng do các ngón chân chèn ép nhau khi mang giày... Nghiêm trọng hơn, đi giày cao gót thường xuyên dễ gây chèn ép dây thần kinh, dẫn đến liệt.
Mang một đôi giày nhiều ngày: Có thể đó là đôi giày bạn yêu thích và bạn thường xuyên mang nó đi hàng ngày. Thế nhưng, chính việc thường xuyên sử dụng giày thế này khiến bàn chân bị mỏi do liên tục một khu vực bàn chân sử dụng hỗ trợ đi lại. Bên cạnh đó, nguy cơ nấm mốc tương đối cao do mang một đôi giày thường xuyên.
Giày quá cũ: Dùng quá nhiều làm mòn đi đôi giày của bạn, khiến chúng không còn đủ sức hỗ trợ chân. Nếu thường xuyên chạy bộ mỗi tuần khoảng 16 km, bạn nên thay giày chừng 9-12 tháng một lần. Nếu chạy gấp đôi, bạn nên thay giày sau 4-6 tháng. Nếu đôi giày của bạn bị nhăn nứt rõ hoặc bị nghiêng sang bên khi đặt trên mặt phẳng, bạn cũng nên thay chúng.
Đi giày sai kích thước: Đi giày quá chặt hoặc quá lỏng lẻo cũng gây tổn hại nghiêm trọng tới bàn chân và xương chân của bạn. Nặng nề hơn nó có thể làm bạn bị ngã dẫn tới gẫy xương.
Đi giày dép sai kiểu khi tập luyện: Mỗi loại hình luyện tập vẫn động yêu cầu một loại kiểu giày dép phù hợp với nó. Ví dụ, bạn không nên sử dụng giày tập gym để đi đá bóng hay ngược lại.
Thường xuyên mang túi xách một bên: Nếu bạn thường xuyên mang cặp, túi xách ở một bên sẽ khiến thay đổi trọng lượng cơ thể về một phía. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến chân bạn dễ bị tổn thương, bong gân cũng như những đau lưng, đau cổ.
Bỏ qua những dấu hiệu thô ráp ở da chân: Việc da chân bị khô lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng khô ráp, đóng vẩy. Hơn nữa, trường hợp chân bị đóng vảy sẽ rất dễ khiến bạn bị nhiễm nấm.
Không để chân "thở": Việc mang tất thường xuyên và đi giày liên tục khiến đôi chân của bạn dễ đổ mồ hôi, gây nên mùi, nhiễm trùng. Lời khuyên chính là khi trở về nhà, hãy cho đôi bàn chân được thông thoáng hoặc có thể sử dụng một số biện pháp như ngâm chân, bôi tinh dầu...
Tập luyện quá nhiều trên chân trần: Có những buổi tập luyện như yoga hay Pilates mà bạn không mang giày dép. Tuy nhiên, theo chuyên gia không nên tập luyện quá nhiều với chân trần bởi nó có thể gây nên tình trạng bong gân, thậm chí là đau khớp.
Không mang dép ở nhà: Cụ thể, đối với những sàn nhà bê tông, gỗ cứng hay gạch mà bạn đi chân trần thì có thể làm "mòn" đôi bàn chân, gây nên cảm giác đau giống như "đứng trên xương" vậy.
Quên bôi kem chống nắng cho chân: Nếu bạn dành cả ngày ngoài trời bằng chân trần hoặc đi những đôi dép để lộ gần hết bàn chân thì bạn cần bôi kem chống nắng cho nó. Ngoài việc hạn chế tình trạng có thể gây ung thư da, điều này cũng giúp đảm bảo tính thẩm mĩ hơn.
Bỏ qua những cơn đau nhức: Cho dù bạn không xảy ra va chạm nhưng có trường hợp, chỉ đi bộ cũng thấy đau chân. Nếu tình trạng này gặp phải nhiều lần, bạn nên đến thăm khám bác sĩ để kiểm tra tình trạng chân của mình.
Đi giày dép bên ngoài và mang theo suốt vào nhà: Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, giày dép đi ra ngoài cũng rất dễ mang theo các vi khuẩn, mầm bệnh. Vậy nên, nếu vào nhà hãy thay ngày giày dép để đôi chân được thư giãn.