121 ca mắc, 6 người tử vong do bệnh đậu mùa khỉ

N.Dung |

Mầm bệnh đậu mùa khỉ đã xâm nhập trong cộng đồng nên trong thời gian tới Việt Nam có thể tiếp tục ghi nhận các ca bệnh mới.

Bộ Y tế cho biết đến nay cả nước có 121 ca mắc với 6 người tử vong. Phần lớn các ca bệnh ghi nhận tại TP HCM. Ngoài ra phát hiện các ca nhiễm ở Lâm Đồng, Long An, Bình Dương, Cần Thơ...

Các trường hợp mắc chủ yếu là nam giới (chiếm hơn 90%) trong đó nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) chiếm tỉ lệ cao nhất. Bệnh nhân đậu mùa khỉ đều có triệu chứng lâm sàng là mụn nước, mụn mủ, phát ban.121 ca mắc, 6 người tử vong do bệnh đậu mùa khỉ- Ảnh 1.

121 ca mắc, 6 người tử vong do bệnh đậu mùa khỉ- Ảnh 2.

Bệnh viện tăng cường truyền thông cho người dân khi đến khám. Ảnh: HCDC

Bộ Y tế nhận định đây là dịch bệnh mới ghi nhận tại nước ta, mầm bệnh đã xâm nhập trong cộng đồng. Dự báo, trong thời gian tới, nhiều khả năng Việt Nam sẽ tiếp tục ghi nhận các trường hợp bệnh mới, đặc biệt tại các thành phố lớn khác ngoài TP HCM.

Với dịch COVID-19, Bộ Y tế cho biết tại Việt Nam dịch bệnh vẫn đang được kiểm soát. Số mắc ghi nhận thấp, rải rác tại một số địa phương và phần lớn có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng.

Trong năm 2023 cả nước ghi nhận gần 100.000 ca mắc và 20 trường hợp tử vong do COVID-19. Như vậy, từ đầu dịch đến nay cả nước ghi nhận hơn 11,6 triệu ca mắc, hơn 43.200 ca tử vong.

Cảnh giác với đậu mùa khỉ và bệnh mùa đông xuân

Theo Bộ Y tế những năm gần đây, dịch bệnh truyền nhiễm trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo.

Thời tiết đang trong giai đoạn vào mùa đông xuân, thời tiết chuyển mùa thay đổi bất thường là nguyên nhân của sự xuất hiện và lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm, nhất là bệnh lây truyền qua đường hô hấp như cúm, sởi, rubella, ho gà... Điều này tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm.

Đây cũng là thời điểm nhu cầu giao thương, du lịch cuối năm tăng cao, là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh lây lan, có thể làm gia tăng số mắc các bệnh truyền nhiễm, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Nhóm nguy cơ cao dễ mắc bệnh là trẻ em có sức đề kháng yếu, người cao tuổi có bệnh lý nền.

Với bệnh đậu mùa khỉ dấu hiệu là bệnh nhân có phát ban mụn nước: vị trí thường ở mặt, bàn tay chân, mắt, miệng, bộ phận sinh dục, kèm với các triệu chứng sốt, đau cơ, sưng hạch, đau đầu, yếu sức.

Bệnh lây từ người sang người qua tiếp xúc gần bao gồm qua tiếp mặt với mặt, cọ xát da với da, miệng với miệng hoặc miệng với da, gồm cả quan hệ tình dục.

121 ca mắc, 6 người tử vong do bệnh đậu mùa khỉ- Ảnh 3.

Phát ban cấp tính dạng mụn nước hoặc mụn mủ có thể là dấu hiệu bệnh đậu mùa khỉ

Hầu hết các trường hợp, triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ tự mất đi trong vòng vài tuần. Tuy nhiên, ở một số người, khi nhiễm bệnh có thể dẫn tới các biến chứng hoặc thậm chí tử vong.

Các chuyên gia khuyến cáo người dân bảo vệ bản thân khỏi bệnh đậu mùa khỉ bằng cách tránh tiếp xúc gần với người có triệu chứng; tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh.

Đeo khẩu trang khi tiếp xúc gần với người có triệu chứng và khi thay ga, gối giường, khăn và quần áo của người mắc bệnh đậu mùa khỉ.

Trường hợp phát hiện người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh, cần thông báo cho cơ quan y tế để được tư vấn và xử trí kịp thời, không tự ý điều trị.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại