1. Thao trường Totzky, Nga.
Dù có lãnh thổ vô cùng rộng lớn, nhưng điều đáng ngạc nhiên khi một trong những thao trường thử nghiệm vũ khí hạt nhân của Nga lại nằm ngay nơi có đông người sinh sống – chếch về phía bắc của thị trấn Totzkoe thuộc tỉnh Orenburg.
Vào ngày 14/9/1954, ở đây đã diễn ra một cuộc tập trận với tên gọi "Snezok". Người ta cho rằng cuộc tập trận này được thực hiện dưới sự chỉ đạo của Nguyên soái Zhukov và mục tiêu của nó là tập dượt khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân để xuyên thủng hệ thống phòng của đối phương.
Chiếc Tu-4 đã ném một quả bom hạt nhân, nhưng nó nổ ngay trên không, và khoảng 3 giờ sau đó, các khí tài quân sự đã được cử tới địa phận bị nhiễm phóng xạ. Có gần 45 nghìn binh lính tham gia vào cuộc tập trận này.
Cả binh lính lẫn thường dân đã bị nhiễm phóng xạ trực tiếp. Các tài liệu của chiến dịch "Snezok" cho đến nay vẫn bị giữ bí mật.
2. Vườn quốc gia Kutini-Payamu (Iron Range), Úc
Khu vườn này có diện tích 346 km2 rừng nhiệt đới nguyên sinh, tuy nhiên, ngoài những vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên, bên trong khu rừng này còn ẩn chứa những bí mật đáng sợ từ thời kỳ chiến tranh lạnh. Được biết, trong Thế chiến thứ 2, một phần của địa phận Iron Range được sử dụng làm căn cứ không quân.
Còn vào những năm 60, các lực lượng quân sự của Anh, Mỹ và Úc, có thể, đã kích nổ một quả bom hạt nhân ở đó để tìm hiểu xem rừng nhiệt đới sẽ phản ứng thế nào với một sự tác động như vậy.
Bộ Quốc phòng Anh khẳng định rằng đó là một quả bom bình thường với kích nổ từ trên không giống như một vụ nổ hạt nhân, nhưng một vài tài liệu của Úc lại chứng minh điều ngược lại.
Ngoài ra, theo khẳng định của bà Mary Strein, cha của bà là ông Brian Stanislav Khassi sau khi tham gia vào những cuộc thử nghiệm này tại vườn quốc gia Kutini-Payamu ban đầu được trao tặng huân chương Đế quốc Anh, còn sau đó 3 năm, ông trút hơi thở cuối cùng khi mới 45 tuổi vì trong cơ thể có nhiều khối u ác tính.
3. Thao trường thử nghiệm Semipalatinsk, Kazakhstan
Thao trường đầu tiên và một trong những thao trường hạt nhân lớn nhất Liên Xô. Trong 40 năm tồn tại, trên thao trường này đã diễn ra 456 cuộc thử nghiệm mà trong số đó có cả những cuộc thử nghiệm bom nguyên tử và hydro cả trên mặt đất, trên không và ngầm dưới đất với sức công phá khác nhau.
Trên địa phận thao trường từng lưu giữ loại vũ khí hạt nhân hiện đại nhất. Vào năm 1991 thao trường này bị đóng cửa, nhưng các chiến dịch bí mật vẫn tiếp tục diễn ra – nhưng không phải các cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân mà là hoạt động chôn phóng xạ.
4. Enivetok
Hòn đảo san hô vòng thuộc nước cộng hòa Các quần đảo Marshall. Hòn đảo san hô hình vòng tròn được bảo quanh bởi đại dương trên Thái Bình Dương – nghe có vẻ rất lãng mạn để thử nghiệm vũ khí hạt nhân.
Nhưng cụm từ "Xô rác chất thải hạt nhân của Thái Bình Dương" lại không hấp dẫn như thế. Biệt danh này "Enivetok" có được là nhờ nhiều cuộc thử nghiệm hạt nhân mà quân đội Mỹ từng tiến hành ở đó vào giai đoạn 1948-1958.
Trong những thập niên 70, chính quyền Mỹ tập trung giải quyết vấn đề ôm nhiễm phóng xạ của lãnh thổ này, và những người dân từng bị ép rời khỏi hòn đảo đã bắt đầu quay về. Vào những năm 80, chính phủ Mỹ tuyên bố rằng có thể sinh sống trên hòn đảo này.
Điều này đã ngốn mất của Mỹ khoảng 340 triệu USD cho việc bồi thường thiệt hại, sự bất tiện và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của cư dân địa phương, cộng với 6 triệu USD mỗi năm cho các chương trình hồi phục sức khỏe trên quần đảo Marshall.
5. Thao trường Alamogordo, New Mexico, Mỹ
Ở đây từng diễn ra cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân đầu tiên trên thế giới với tên gọi "Trinity". Để phục vụ cho các cuộc thử nghiệm, người ta từng xem xét 8 thao trường các loại nằm tại những khu vực ít người của Mỹ.
Điều thú vị - một trong những điều kiện bắt buộc - không có người Da Đỏ ở khu vực này vì mối quan hệ không mấy mặn nồng của ban lãnh đạo "Dự án Manhattan" và Phòng Công tác người Da Đỏ. Quả bom với tên gọi "Gadget" với sức công phá tương đương 21 kiloton TNT đã được kích nổ vào ngày 16/7/1945.
6. Đảo Giáng sinh, hay còn gọi là Kiritimati
Thêm một ốc đảo trên Thái Binh Dương là nạn nhân của cuộc chạy đua vũ trang: Vào những năm 1956-1958, Anh đã thử nghiệm vũ khí hạt nhân tại đây, còn vào năm 1960, họ đã sử dụng nó như thao trường để tiến hành các cuộc thử nghiệm như quân đội Mỹ.
Quả bom hạt nhân đầu tiên được người Anh kích nổ trên đảo Giáng sinh vào năm 1957, và các cuộc thử nghiệm kéo dài đến tận năm 1958. Còn vào năm 1962, Mỹ đã tiến hành 22 vụ nổ. Không quốc gia nào quan tâm tới việc sơ tán người dân địa phương.
Theo một số tài liệu cho biết rằng thậm chí các binh lính tham gia vào những cuộc thử nghiệm này còn không được bảo vệ tử tế (hoặc không hề được bảo vệ).
Ảnh hưởng tới môi trường hết sức thảm khốc: Sau các vụ nổ, cá chết nổi đầy mặt nước, hàng nghìn con chim bị mù mắt vì ánh sáng lóe lên từ các vụ nổ. Tác động dài hạn của các vụ thử nghiệm hạt nhân và ảnh hưởng tới môi trường cho tới nay vẫn chưa được nghiên cứu.
7. Hồ Lobnor, Trung Quốc
Lòng của một hồ nước mặn lớn ở Trung Quốc là nơi để tiến hành thử nghiệm hạt nhân vào năm 1964 sau nhưng cuộc thử nghiệm đầu tiên với mật danh "596". Trên thao trường Lobnor đã thử nghiệm kích nổ quả bom hydro được ném xuống từ máy bay vào năm 1967.
Tổng cộng cho tới thời điểm năm 1996, Quân đội Trung Quốc đã thực hiện 45 vụ thử nghiệm hạt nhân tại thao trường này và chấm dứt khi Trung Quốc tham gia Hiệp ước về giảm trừ các cuộc thử nghiệm hạt nhân.
8. Pungeri, Triều Tiên
Thao trường lớn nhất để thử nghiệm vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ Triều Tiên. Nó nằm gần ngọn núi lửa đã tắt Pektusan, khoảng 65km cách bở biển Nhật Ban, 55km cách biên giới Trung Quốc và 189km cách biên giới Nga.
Căn cứ vào việc Triều Tiên là một quốc gia khép kín đối với người nước ngoài, nên thông tin chủ yếu về hoạt động của thao trường này xuất hiện nhờ các bức ảnh từ vệ tinh và đo rung chấn của mặt đất.
Vào năm 2006, các chuyên gia Hàn Quốc đã ghi nhận rung chấn 3,9 độ richter và sau đó tăng dần lên – chính khi đó đã diễn ra cuộc thử nghiệm hạt nhân đầu tiên trên thao trường này.
Vào năm 2009, trong thời gian diễn ra vụ nổ thử nghiệm thứ hai, rung chấn đạt tới 4,4 độ richter, còn vào năm 2013 – 5,0 độ richter, chứng tỏ rằng một quả bom với công suất 6-7 kiloton đã được kích nổ.
9. Zone 51
Nằm ở phía nam của bang Nevada, cách Las-Vegas khoảng 133 km. Vì độ bí mật, căn cứ quân sự (sự tồn tại của nó chỉ mới đây thôi chính quyền Mỹ thừa nhận một cách miễn cưỡng), Zone 51 bao trùm bởi các câu chuyện thần thoại liên quan tới thuyết âm mưu và những nền văn minh ngoài trái đất.
Nhưng ngoài hoạt động nghiên cứu các thiết bị bay thử nghiệm, ở đây cũng tiến hành cả những cuộc thử nghiệm hạt nhân. Trong khuôn khổ cái gọi là "đề án 57" người ta đã dựng một cuộc tấn công hạt nhân.
Ngầm dưới đất người ta xây dựng cả một thành phố với vỉa hè và những tòa nhà chứa đầy các cư dân là động vật được chở tới đây để phục vụ cuộc thí nghiệm. Một quả bom hạt nhân đã được kích nổ vào năm 1957.
Địa điểm bị đóng cửa vào năm 1973, nhưng cho đến nay vẫn không rõ có những cuộc thử nghiệm hãi hùng nào đã từng được tổ chức trong suốt giai đoạn này.
10. Iran
Mặc dù đã tạm ngừng các vụ thử nghiệm hạt nhân, nhưng Iran bị nghi ngờ che giấu vũ khí hạt nhân, còn thao trường dành để tiến hành các cuộc thử nghiệm có mật danh "Cods".