10 nguyên nhân gây hôi miệng: Chỉ áp dụng vài mẹo rất đơn giản nhưng chắc chắn sẽ khỏi

Hoàng Bách |

Hiện nay có hơn 80 triệu người trên thế giới mắc chứng hôi miệng. Tình trạng này không chỉ khiến người bệnh mất tự tin khi giao tiếp mà còn cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm.

Chứng hôi miệng hay còn được gọi là bệnh hôi miệng, hơi thở hôi là một chứng bệnh khi miệng một người phát ra hơi thở có mùi hôi hoặc mùi khó chịu khi nói.

Theo nghiên cứu của Viện Hàn lâm Nha khoa tổng quát, có hơn 80 triệu người trên thế giới mắc chứng hôi miệng mãn tính.

Không chỉ gây ra tình trạng mất tự tin, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc, giao tiếp và tâm lý của người bệnh, chứng hôi miệng còn cảnh báo sức khỏe đang gặp vấn đề, thậm chí là nhiều bệnh nghiêm trọng.

Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây ra chứng hôi miệng cũng như các khắc phục tình trạng này.

10 nguyên nhân gây hôi miệng: Chỉ áp dụng vài mẹo rất đơn giản nhưng chắc chắn sẽ khỏi - Ảnh 1.

1. Chăm sóc răng miệng kém

Tình trạng đánh răng và vệ sinh khoang miệng không sạch là nguyên nhân hàng đầu gây ra hơi thở hôi. Khi thức ăn bị kẹt giữa răng và nướu răng, vi khuẩn sẽ xâm nhập gây nên mùi hôi như trứng thối, thậm chí như mùi phân.

Các nha sĩ khuyên nếu có hơi thở không thơm mát, cách duy nhất là bạn nên chải răng bằng chỉ tơ nha khoa trước. Nếu miệng vẫn có mùi hôi, chứng tỏ bạn đang bị chứng hôi miệng.

Tin vui là bạn có thể dễ dàng xử lý vấn đề này một cách đơn giản, đó là hãy đánh răng 2 lần/ngày với kem đánh răng chứa fluoride và dùng chỉ nha khoa thường xuyên.

Khi đánh răng, bạn không nên quên vệ sinh cả vùng lưỡi và má để làm sạch khoang miệng, diệt vi khuẩn. Các nha sĩ khuyến cáo các loại nước súc miệng và kẹo cao su chỉ là giải pháp tạm thời vì không diệt được vi khuẩn.

2. Ăn, uống thức ăn có mùi

Cà phê, tỏi, cá, trứng, hành, đồ cay là những thực phẩm làm cho hơi thở của bạn có mùi. Nhiều thực phẩm góp phần làm cho hơi thở không thơm tho bằng cách giải phóng lưu huỳnh, một chất có mùi như trứng thối. Mùi của nó sẽ dính xung quanh miệng kể cả khi bạn đã đánh răng.

Theo Viện Nha khoa tổng quát, chất allyl methyl sulfide trong cà phê, hành và tỏi có thể ở lại trong máu của bạn trong 72 giờ sau khi tiêu thụ.

Để át những mùi thực phẩm kể trên, bạn nên ăn những thực phẩm khác như chanh, rau mùi tây và rau quả giòn như táo hoặc cà rốt kích thích sản xuất nước bọt và rửa sạch tạp chất. Ngoài ra, bạn cũng nên uống nhiều nước và hoặc uống caffein để làm chậm quá trình tiết nước bọt.

3. Ăn nhiều đồ ngọt

Các nha sĩ cho biết các thực phẩm chứa đường như kẹo, bánh... rất có hại cho răng miệng vì chúng gây ra tình trạng vi khuẩn ở trong miệng gây hôi miệng, đặc biệt là những loại kẹo dính.

Nếu thèm đồ ngọt, bạn nên ăn socola, những loại kẹo ít đường và hòa tan nhanh hơn trong miệng.

10 nguyên nhân gây hôi miệng: Chỉ áp dụng vài mẹo rất đơn giản nhưng chắc chắn sẽ khỏi - Ảnh 2.

4. Thực hiện chế độ ăn kiêng

Ăn nhiều chất đạm và ít carbs sẽ khiến cơ thể bị đốt cháy các chất béo để tạo năng lượng. Quá trình này sẽ khiến các chất thải được thải ra ngoài qua nước tiểu và hơi thở. Các chất thải này được ví có mùi như mùi hoa quả thối.

Do đó, khi đang ăn kiêng, bạn cần uống thêm nước để các chất thải nhanh ra khỏi cơ thể của bạn. Bạn có thể sử dụng kẹo bạc hà, kẹo cao su không đường để làm dịu đi hơi thở có mùi.

5. Thở bằng miệng khi đang ngủ

Vào ban đêm, quá trình sản xuất nước bọt giảm. Đó là lý do khiến nhiều người thức dậy có mùi trong hơi thở và miệng, ngay cả với những người thường xuyên đánh răng và dùng chỉ nha khoa.

Khi thở hoặc ngáy sẽ làm khô miệng, gây khó chịu và mùi hôi. Bạn có thể bị đau họng, khàn giọng, khó nói và nuốt thậm chí thay đổi cảm giác về vị giác.

Giải pháp được đưa ra là bạn nên kiên trì uống thêm nhiều nước và giữ vệ sinh răng miệng cả buổi sáng và ban đêm để cải thiện các vấn đề về hơi thở. Dĩ nhiên, bạn cũng nên kiểm tra răng miệng thường xuyên để xác định nguyên nhân chính để khắc phục.

6. Uống thuốc

Có hàng trăm loại thuốc khi sử dụng có thể làm khô miệng, gây mùi như thuốc điều trị căng thẳng, trầm cảm, cao huyết áp, đau và căng cơ.

Vì vậy, bạn nên kiểm tra thành phần thuốc và tác dụng phụ của thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ về vấn đề đổi thuốc.

7. Bị nghẹt mũi hoặc dị ứng

Bạn có mắc bệnh viêm xoang mãn tính, bệnh về đường hô hấp không? Khi bị ghẹt mũi, bạn có thường thở bằng đường miệng, khiến các mô bị khô và giảm lượng tiết nước bọt?

Nếu bạn bị dị ứng, loại thuốc nhỏ chứa thuốc kháng histamine có thể dẫn đến tình trạng hơi thở có mùi hôi. Không những thế, nhiều loại thuốc được kê để điều trị cảm lạnh, cảm cúm và dị ứng cũng khiến mũi bị khô.

Những loại thuốc này thường khiến vi khuẩn trú ngụ ở mặt sau của lưỡi, do đó các nha sĩ khuyên bạn nên sử dụng một loại cạo lưỡi đặc biệt hoặc súc miệng bằng nước súc miệng có chứa chlorine dioxide để làm sạch khoang miệng, vì đánh răng không xử lý được.

10 nguyên nhân gây hôi miệng: Chỉ áp dụng vài mẹo rất đơn giản nhưng chắc chắn sẽ khỏi - Ảnh 3.

8. Hút hoặc nhai thuốc lá

Những người hút thuốc thường không nhận ra rằng mùi thuốc là thường bám vào quần áo và đồ đạc, đặc biệt là hơi thở. Khi đó, khói thuốc còn làm giảm cảm giác, giảm khả năng ngửi và nếm.

Không những thế, hút thuốc làm mất nước bọt kết hợp khiến hơi thở của bạn trầm trọng hơn. Các nha sĩ khuyên biện pháp duy nhất mà bạn có thể thực hiện để giảm chứng hôi miệng là bỏ thuốc lá và chăm chỉ vệ sinh răng miệng.

9. Uống rượu

Rượu, bia là đồ uống làm khô miệng, nhất là những loại rượu chứa đường còn là môi trường lí tưởng để vi khuẩn phát triển.

Trong trường hợp này, bạn có thể ăn kẹo không đường hoặc nhai kẹo cao su không đường để kích thích sản xuất nước bọt. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên uống nước, chăm sóc răng miệng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên.

10. Sức khỏe có vấn đề

Bạn có bị ợ nóng, trào ngược axit hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản không? Thật ra, đây cũng là những nguyên nhân gây ra hơi thở hôi. Hơi thở hôi cũng có thể là dấu hiệu ban đầu của một căn bệnh tiềm ẩn như tiểu đường, suy thận, xơ gan.

Do đó, bạn nên thường xuyên đi khám răng miệng để phát hiện kịp thời và đưa ra hướng điều trị tốt nhất cho cơ thể.

* Theo CNN

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại