Vừa trải qua mấy tháng đầu của thời kỳ thai kỳ, chị Christina DePino (Michigan, Mỹ) đã cảm thấy khó chịu. Thậm chí, bà mẹ không thể ngủ được do quá đau đớn.
Đó không phải là khó chịu ở bụng, thai ghén hay bất kỳ một triệu chứng điển hình nào ở phụ nữ mang thai, mà là ngứa.
"Tôi bị ngứa kinh khủng, đến nỗi tôi luôn bị thức giấc và không thể ngủ lại được. Chân và tay đầy vết xước và chảy máu do tôi gãi nhiều quá", chị DePino nói với Kênh CBS News.
"Chân và tay đầy vết xước và chảy máu do tôi ngãi quá nhiều".
Lúc đầu, bà mẹ 28 tuổi nghĩ rằng những cơn ngứa nghiêm trọng này là do chị đang mang thai và cộng thêm mình vừa di chuyển đến khu vực có khí hậu khô hơn, từ Denham Springs, Louisiana đến Monroe, Michigan.
Chị đã lên Facebook than thở với một số bạn bè và cũng là cách để đi tìm câu hỏi vì sao mình lại bị ngứa liên tục như vậy.
Một vài người đã vào bình luận rằng đây có thể là dấu hiệu của chứng bệnh ứ mật thai kỳ (ICP), khi mật lưu thông không bình thường trong các ống dẫn mật, muối mật sẽ tích tụ lại trong da gây ra ngứa. Tình trạng này xảy ra vào khoảng tuần thứ 20 trở đi.
Triệu chứng ngứa có thể xuất hiện ở lòng bàn chân và lòng bàn tay đầu tiên, nhưng cũng có thể xảy ra ở nơi khác trên cơ thể.
Vì vậy, chị DePino đã đi khám bác sĩ. Sau khi thực hiện hàng loạt các xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng gan, chị đã được chẩn đoán bị ICP ở tuần mang thai thứ 36.
Một bác sĩ khoa sản nói với chị DePino rằng ICP xảy ra khi hàm lượng hóc-môn cao trong suốt thai kỳ, làm gián đoạn giao tiếp của túi mật và gan, làm cho mật ứ đọng trong máu.
Đối với thai nhi, các biến chúng của ứ mật thai kỳ rất nghiêm trọng. Nó tăng nguy cơ sinh non cũng như tử vong cho trẻ.
"Bác sĩ giải thích rằng sau 37 tuần, bà mẹ bị ICP có nguy cơ bị tử vong cao. Ông ấy nói rằng tôi có thể lựa chọn mổ bắt con sớm hơn dự định vì khả năng thai chết lưu rất cao hoặc vẫn tiếp tục thai kỳ".
Nhưng chị DePino không dám mạo hiểm để duy trì tiếp thời gian mang thai. Vì vậy, sau khi được chẩn đoán bệnh, chị quyết định sinh con. Rất may mắn, một bé gái khỏe mạnh đã chào đời.
Chị DePino quyết định sinh con sớm hơn dự kiến. Và một em bé khỏe mạnh đã chào đời.
Vợ chồng chị DePino vẫn chưa hết lo sợ trước những biến chứng nguy hiểm của ICP đối với bà mẹ và thai nhi. Vì vậy, chị đã quyết định chia sẻ thông tin này lên Facebook để cảnh báo các bà mẹ đang mang thai.
"Nếu bạn đang có em bé và bạn bị ngứa rất nhiều, đừng chủ quan". Thông điệp này của chị DePino đã nhận được 21.000 lượt chia sẻ chỉ sau vào ngày.
Chứng ứ mật thai kỳ không phải là hiếm gặp nhưng mỗi người có một triệu chứng khác nhau nhưng chị DePino nghĩ rằng thông tin quan trọng này phải được chia sẻ rộng rãi.
"Đừng phớt lờ tình trạng ngứa ngáy. Chỉ một xét nghiệm máu đơn giản cũng có thể cứu sống con bạn".
Cẩn trọng với những cơn ngứa khi mang thai
Trường hợp chị Christina DePino là may mắn bị ICP ở những tuần cuối của thai kỳ nên có thể sinh sớm hơn dự định và em bé vẫn khỏe mạnh.
Nhưng có những bà mẹ mang thai bị bệnh này khi ở tuần thứ 6 của thai kỳ. Và tính mạng của thai nhi bị đe dọa từ thời điểm đó.
Catherine Williamson, bác sĩ sản khoa tại trường Cao đẳng King London cho biết, khi mang thai, lượng nội tiết tố tăng cao làm ảnh hưởng đến dòng chảy mật khiến mật trong gan tràn vào máu.
Thay vì được đưa về ruột, axit mật đọng lại ở dưới da kích thích các dây thần kinh dưới da và gây gứa. Axit mật vô cùng độc hại nếu tích lũy nhiều và trong thời gian dài, nó có thể ảnh hưởng đến tim của trẻ sơ sinh, gây ra những thay đổi trong nhịp tim.
Ứ mật thai kỳ làm tăng nguy cơ thai chết lưu. Một nghiên cứu do Williamson tại trường Imperial College London phát hiện các thai phụ mắc phải tình trạng này nguy cơ thai chết lưu cao hơn so với một thai kỳ bình thường 9 lần.
Triệu chứng ban đầu:
Những vết ngứa không rõ nguyên nhân, thường là không phát ban. Phụ nữ có thể thận thấy nước tiểu của họ trở nên sẫm hơn, sức khỏe giảm sút, mệt mỏi. Một số ít bị vàng da nhẹ.
Làm gì nếu nghi ngờ bị bệnh ứ mật thai kỳ (ICP)?
Các bác sĩ khuyến cáo, khi thấy bị ngứa trầm trọng ở vùng bụng, các thai phụ nên tới bệnh viện để tiến hành các xét nghiệm cần thiết, đặc biệt là xét nghiệm máu, axit mật để tránh tình trạng xấu nhất có thể xảy ra.
Nếu bạn đã từng bị ứ mật thay kỳ, tình trạng này thường tiếp tục xảy ra ở lần mang thai tiếp theo, vì vậy bạn cần báo sớm cho bác sĩ khi đi khám thai.
Những phụ nữ có tiền sử bệnh gan, từng điều trị sỏi mật, có mẹ hoặc chị em gái từng mắc bệnh ứ mật thai kỳ... thường có nguy cơ mắc chứng bệnh này.
Bên cạnh đó, một số phụ nữ đã từng bị ứ mật thai kỳ cũng có thể xuất hiện những vấn đề như ngứa và suy gan nếu họ sử dụng biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố.
* Tổng hợp từ nhiều nguồn