Hoa đậu biếc hay còn gọi là đậu hoa tím, bông biếc, là loại cây leo, thân thảo, sống nhiều năm. Loại hoa này có màu xanh tím, xanh lam đậm.
Thông thường, mọi người thường phơi khô cánh hoa sau đó sắc lấy nước. Sau khi pha, trà có thể đổi thành màu đỏ, tím, hoặc xanh lá cây, tùy thuộc vào độ pH của trà. Ở lần pha đầu tiên, trà thường có màu xanh đậm. Sau khi thêm vài giọt chanh, nước trà sẽ chuyển sang màu tím nhạt hoặc tím sẫm.
Y học hiện đại đã chứng minh được việc sử dụng trà hoa đậu biếc thường xuyên đem đến hàng loạt lợi ích tốt cho sức khỏe. Dưới đây là một số công dụng điển hình của loại trà này:
Ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị ung thư
Hoa đậu biếc rất giàu anthocyanins - cụ thể là delphinidin. Chất này chủ yếu tạo ra màu xanh đậm đến tím.
Anthocyanins là một nhóm chất chống oxy hóa. Chúng có mặt trong trái cây, rau và hoa ăn được và mang lại tác dụng hữu ích chống lại một số loại ung thư.
Bằng chứng cũng cho thấy rằng delphinidin bảo vệ chống lại quá trình peroxy hóa lipid - một quá trình làm hỏng màng tế bào, thúc đẩy quá trình lão hóa và gây ra sự hình thành hợp chất gây ung thư malondialdehyde (MDA).
Kiểm soát đường huyết
Anthocyanins trong trà đậu biếc có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Một số nghiên cứu cho thấy rằng chất chống oxy hóa có thể ức chế các enzym tiêu hóa carb như alpha-glucosidase ruột, alpha-amylase tuyến tụy và sucrase ruột.
Bằng cách ức chế các enzym này sẽ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ đường, làm giảm lượng đường trong máu và lượng insulin.
Nồng độ insulin trong máu giảm có liên quan đến việc giảm nguy cơ kháng insulin, rối loạn chức năng mạch máu, béo phì và hội chứng chuyển hóa.
Cải thiện bệnh lý tim mạch
Uống trà hoa đậu biếc có thể tăng cường sức khỏe tim mạch bằng cách cải thiện huyết áp và mức cholesterol. Nghiên cứu thực hiện trên động vật chỉ ra rằng, chiết xuất của hoa đậu biếc giúp hạ huyết áp nhờ đặc tính làm thông thoáng lòng mạch máu để tăng cường dòng chảy lưu thông.
Thêm vào đó, một công dụng tuyệt vời khác không thể bỏ qua của hoa đậu biếc đó là ngăn cản sự hình thành huyết khối - một trong những yếu tố nguy hiểm dẫn tới đột quỵ. Đặc biệt nếu duy trì thói quen uống trà hoa đậu biếc sau bữa ăn giàu chất béo sẽ giúp ức chế sự hình thành tế bào mỡ và chất béo trung tính.
Để giải thích cho “năng lực” thần kỳ này, các nhà khoa học cho rằng chất chống oxy hóa trong hoa có khả năng ức chế hoạt động của enzyme lipase tuyến tụy - một loại enzyme giúp giải phóng chất béo trong thức ăn.
Làm đẹp: Đẹp da, đẹp tóc, chống lão hóa
Hoạt chất trong hoa đậu biếc cải thiện sức khỏe tế bào. Chúng cũng làm máu lưu thông tốt đến mọi ngóc ngách cơ thể giúp nuôi dưỡng tốt da lông, làm chậm sự lão hóa, ngăn ngừa rụng tóc và làm cho tóc đen bóng mượt.
Hơn nữa, anthocyanin có thể ức chế được phản ứng peroxy hóa lipid, ngăn cản sự tích tụ chất béo trong nội tạng nên giữ vóc dáng được thon thả, tránh béo phì.
Hoa đậu biếc đem đến nhiều tác dụng cho người sử dụng. Song các chuyên gia sức khỏe cho rằng chỉ xem trà hoa đậu biếc như một thức uống hỗ trợ cải thiện sức khỏe chứ không nên coi là thuốc, có tác dụng chữa bệnh.
Một số nhóm đối tượng dưới đây không nên sử dụng loại trà này:
Phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt hoặc đang mang thai: Hoa đậu biếc chứa rất nhiều anthocyanin - đây là hợp chất chống oxy hóa, có thể góp phần phòng ngừa bệnh ung thư cho con người. Xong mặt trái của nó lại là gây ức chế tính ngưng kết tiểu cầu, làm giãn cơ trơn mạch máu, thúc đẩy sự co bóp tử cung nên không nên dùng trong các trường hợp: phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh kéo làm ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe.
Người dùng thuốc chống đông máu: Bởi hoa đậu biếc chứa nhiều chất anthocyanin nên có thể làm ngưng kết tiểu cầu, chậm đông máu, khiến thuốc mất đi tác dụng. Do đó, người đang có vấn đề về khả năng đông máu, đang uống thuốc chống đông máu thì nên tránh dùng trà hoa đậu biếc.
Người cao tuổi, trẻ nhỏ: Đối với những bệnh nhân lớn tuổi có bệnh nền mạn tính việc dùng thêm bất cứ thực phẩm chứa hoạt chất anthocyanin như hoa đậu biếc cũng cần phải thận trọng. Ngoài ra, cơ thể của trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh vẫn còn non yếu, chưa hoàn thiện nên không phù hợp để sử dụng loại trà hoa này khi có lẫn hạt.
Tổng hợp