Vì sao chỉ một củ gừng có thể "đánh bay" được bệnh mất ngủ?

Thạc sỹ, Lương y Vũ Quốc Trung |

Gừng cay ấm vào 3 kinh phế, tỳ, vị giúp tiêu hóa, hô hấp, chống ho, nôn…nên tao cho cơ thể cảm giác cân bằng, thoải mái nên có thể dễ ngủ hơn.

LTS:

Thời gian trước, chúng tôi có giới thiệu đến độc giả hai bài viết về công dụng của gừng trong việc điều trị bệnh mất ngủ kinh niên, đó là bài: "Bài thuốc cực đơn giản chữa khỏi hẳn bệnh mất ngủ kinh niên".

Sau khi bài viết được đăng tải, chúng tôi nhận được rất nhiều phản hồi của độc giả về tính hiệu quả của bài thuốc, đồng thời nhiều bạn đọc đã gửi thư về yêu cầu lý giải cơ chế chữa bệnh mất ngủ của củ gừng.

Bởi vậy, chúng tôi xin giới thiệu một bài viết khác của Thạc sỹ, Lương y Vũ Quốc Trung, chủ trị phòng khám Đông y chùa Cảm Ứng, hội Đông y Hà Nội về công dụng của gừng trong điều trị mất ngủ để bạn đọc hiểu rõ hơn về bài thuốc hữu ích này.

Sau đây là bài viết của lương y Vũ Quốc Trung:

Dùng một củ gừng nấu với nước và đường phèn uống trong ngày trị được mất ngủ, theo tôi đây là một mẹo chữa bệnh trong dân gian rất lý thú và có lý. Để biết hiệu quả đến đâu bạn hãy thử áp dụng.

Gừng là gia vị dùng phổ biến trong bữa ăn và cũng là một vị thuốc được sử dụng rất nhiều trong y học cổ truyền, gừng có tên khoa học là Zingiber Officinale, có tên là khương, khi dùng gừng vớii tư cách là một vị thuốc.

Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc.

Trong hầu hết các thang thuốc Đông y, dù bệnh hàn hay nhiệt, hư hay thực, các thầy thuốc vẫn thường dùng từ 3 đến 5 lát gừng sống.

Ngoài tác dụng hạn chế bớt tính lạnh của các vị thuốc hàn, cách phối hợp này còn giúp cho tỳ vị dễ hấp thu thuốc và người bệnh khỏi nôn ra đối với những thuốc khó uống.

Theo đông y, tùy theo cách bào chế mà gừng trở thành nhiều vị thuốc khác nhau.

Thường dùng gồm: Để sống dùng - sinh khương, phơi khô - can khương, đem lùi - ổi khương...

Sinh khương

Có chứa tinh dầu, thành phần trong dầu là Zingiberol, zingiberene, nonanal, borneol, chaviol, citral, methyheptenone.

Tính cay ấm. Có tác dụng tăng cường tuần hoàn huyết dịch, kích thích tiết dịch vị, hưng phấn ruột, xúc tiến tiêu hóa, chữa cảm lạnh, buồn nôn, ho do lạnh.

Mỗi lần dùng 4 – 10g.

Can khương

Là củ gừng phơi khô, tính cay ấm. Có tác dụng làm ấm dạ dày, thường dùng để trị tỳ vị hư hàn, trướng bụng đauu bụng, thổ tả, ho do đàm lạnh.

Mỗi lần dùng 2 – 6g.

Ổi khương, Thán khương

Củ gừng đem lùi hoặc nướng thành than tồn tính (bên ngoài cháy đen nhưng bẻ ra thấy trong ruột còn màu nâu vàng và mùi gừng). Tính đắng ấm có tác dụng chỉ huyết (cầm máu) đường ruột.

Mỗi lần dùng 2 – 4g.

Khương bì

Là vỏ củ gừng phơi khô, kết hợp bốn loại vỏ khác như trần bì (vỏ quýt), phục linh bì (vỏ nấm phục linh), đại phúc bì (vỏ cau), ngũ gia bì (vỏ cây chân chim) phổi.

Các vị này kết hợp lại thành thang ngũ bì ẩm nổi tiếng chuyên chữa phù thũng có thể dùng được cho cả phụ nữ có thai bị sưng hai chân.

Gừng cay ấm vào 3 kinh phế, tỳ, vị giúp tiêu hóa, hô hấp, chống ho, nôn…nên tao cho cơ thể cảm giác cân bằng, thoải mái nên có thể dễ ngủ hơn.

Tác dụng dễ ngủ của gừng không phải là tác dụng an thần như táo nhân, tâm sen, lá vông….

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại