Chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, mà nó còn là yếu tố ảnh hưởng đến tâm trí. Thực phẩm tốt còn giúp bạn tràn đầy năng lượng, tích cực và dễ cân bằng trong cuộc sống.
Có những ngày chúng ta cảm thấy nặng nề, mệt mỏi và buồn bã dù chẳng có lý do gì, nguyên nhân của vấn đề có thể bắt nguồn từ chế độ ăn uống.
1. Uống quá nhiều caffeine
Cà phê là thức uống giúp chúng ta phục hồi năng lượng tức thì rất hiệu quả, nhất là khi bạn đang cảm thấy mệt mỏi và buồn ngù. Trong thời gian làm việc, buổi sáng chúng ta thường có thói quen uống cà phê để tăng sự tập trung. Thậm chí, nhiều người còn uống thêm một tách vào buổi chiều để chống chọi lại thời gian còn lại của ngày.
Thật không may, caffeine chỉ mang lại hiệu quả tức thời, về sau nó có thể ảnh hưởng tiêu cực lên não bộ. Khi việc uống cà phê trở thành một thói quen khó bỏ, cơ thể bạn sẽ ngày càng phụ thuốc vào nó, khi thiếu cà phê sẽ gây ra sự sụt giảm serotonin, gây lo lắng, cáu kỉnh và kém tập trung.
2. Chế độ ăn quá nhiều đường
Trung bình một người Mỹ tiêu thụ khoảng 22 thìa đường mỗi ngày. Chúng ta đều biết cái gì quá đều không tốt. Ăn quá nhiều đường khiến mức Serotonin giảm xuống, gây ra chứng buồn chán, trầm cảm.
Ăn nhiều đường cũng gây tăng huyết áp, dẫn đến tăng sự sản xuất hormone cortisol. Sự gia tăng cortisol có thể làm tăng sự sản xuất hormone tuyến giáp, gây ra các vấn đề đối với hệ tiêu hóa.
3. Uống rượu bia
Rượu không chỉ gây trầm cảm mà còn là chất kích thích ngăn chặn các chất dẫn truyền thần kinh, gây ức chế thần kinh. Điều này có nghĩa là suy nghĩ, lời nói là hành vi vận động của bạn sẽ bị chậm lại khi bạn tiêu thụ rượu bia.
4. Ăn quá nhiều đồ chiên rán
Chúng ta thường có thói quen tìm đến một số thực phẩm khoái khẩu mỗi khi buồn chán như bánh quy, kem, khoai tây chiên, chips… để thỏa mãn khẩu vị cá nhân. Tuy nhiên, ăn quá nhiều những loại thực phẩm này không chỉ khiến vòng eo bạn bị đe dọa, mà lượng chất béo chuyển hóa và calo quá cao trong chúng cũng làm tăng nguy cơ lo lắng và trầm cảm.
5. Ăn mặn
Các thực phẩm chứa muối không chỉ ảnh hưởng đến tim mạch mà còn tác động tiêu cực đến hệ thần kinh. Nguy hại hơn, thừa muối có thể dẫn tới sa sút trí tuệ hoặc ảnh hưởng tới chức năng nhận thức. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, chế độ ăn nhiều natri trong 3 năm, cho dù có huyết áp cao hay các bệnh tim khác hay không, có thể dẫn tới suy giảm chức năng nhận thức.
6. Bỏ ăn sáng
Bữa sáng được xem là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, nếu bạn thường xuyên bỏ bữa sáng có thể dẫn đến hạ đường huyết. Điều này ảnh hưởng đến nguồn năng lượng cung cấp cho não bộ, gây ra trầm cảm.
Một nhóm nghiên cứu ở Anh khảo sát 144 người khỏe mạnh đã trải qua một đêm ăn chay, chia thành ba nhóm. Một nhóm vừa ăn sáng, nhóm thứ hai chỉ có cà phê và nhóm thứ ba không ăn sáng. Các nhóm được theo dõi trong một vài giờ sau đó. Kết quả cho thấy nhóm người không được cho ăn sáng thể hiện trí nhớ kém và mệt mỏi nhất.
Thực phẩm giúp tăng cường tâm trạng
Rau lá xanh đậm
Quả óc chó
Trái bơ
Quả mọng
Nấm
Hành
Cà chua
Đậu
Hạt hạch
Táo
Cá béo
10 dấu hiệu cảnh báo bạn bị stress quá mức
*Theo Prevention