BS tại Nhật nhắc người Việt: Hâm mộ Quốc Cơ - Quốc Nghiệp, nhưng việc này thì không làm

TS.BS Phạm Nguyên Quý (Khoa Nội khoa-Ung thư, BV Đại học Kyoto, Nhật Bản) |

Bạn có biết ít vận động là một nguyên nhân khiến đẩy nhanh quá trình lão hóa không?

Hệ thống ba bài test đơn giản sau đây của Nhật sẽ làm bạn tự đo được mức độ ít vận động của bản thân và người thân.

Sau đó thì sao?

Sau đó thì trải tấm nệm nhỏ, bật nhạc lên tập yoga trong nhà, còn những ngày nào không mưa thì hãy xỏ giày và đi bộ hoặc chạy vài vòng trong công viên. Hoặc đi cầu thang bộ thay cho thang máy, hoặc làm việc nhà 30 phút/ngày.

Những lời khuyên đơn giản và nghe lặp đi lặp lại đến phát chán này lại giúp bạn giảm quá trình lão hóa.

Sự già hóa khác với sự thêm tuổi, nên chúng ta có thể nhận thấy có nhiều người 70 tuổi mà vẫn mạnh khỏe như trung niên, trong khi một số người mới 40 tuổi đã đi không nổi.

Phần nhiều nguyên nhân nằm ở quá trình rèn luyện thể chất và các thói quen sinh hoạt lành mạnh hằng ngày.

Người Việt chúng ta đã rất tự hào vì tinh thần thể thao của Tuyển bóng đá U23, của Quốc Cơ-Quốc Nghiệp, nhưng chúng ta cũng nên tự hỏi bản thân xem có hay tập thể dục không và làm thế nào để tăng thời gian vận động cho chính mình.

Đây là tập hợp 3 bài test đã được Hiệp hội Chỉnh hình Nhật Bản đề xuất để tầm soát hội chứng ít vận động tốt hơn, bao gồm Khoảng cách đi 2 bước, Đứng dậy từ ghế và Đánh giá chức năng vận động ở người già (GLFS-25).

Mức 1:

Theo đó, chỉ cần phạm vào một trong ba mục sau, bạn đã bị Hội chứng ít vận động mức độ 1.

1. Độ dài hai bước tối đa KHÔNG quá được 1,3 lần chiều cao.

2. KHÔNG khoanh tay đứng dậy được từ ghế cao 40 cm bằng một chân và giữ vững tư thế đó trong 3 giây.

3. Điểm đánh giá chức năng vận động ở người già (GLFS-25) HƠN 7 điểm.

BS tại Nhật nhắc người Việt: Hâm mộ Quốc Cơ - Quốc Nghiệp, nhưng việc này thì không làm - Ảnh 1.

Mức 2:

Nếu có một trong ba mục sau, bạn đã bị Hội chứng ít vận động mức độ 2.

1. Độ dài hai bước tối đa KHÔNG quá 1,1 lần chiều cao.

2. KHÔNG khoanh tay đứng dậy được từ ghế cao 20 cm bằng hai chân và giữ vững tư thế đó trong 3 giây.

3. Điểm đánh giá chức năng vận động ở người già (GLFS-25) HƠN 16 điểm.

Trong bài kiểm tra đứng dậy từ ghế, ghế càng thấp thì càng khó làm, và hình 2 là tóm tắt kết quả khảo sát độ cao ghế mà nam giới và nữ giới các độ tuổi ở Nhật có thể thực hiện.

Từ đây người ta cũng đưa ra mục tiêu cho từng độ tuổi, ví dụ 40-69 tuổi thì ghế 40cm, và các cụ trên 70 tuổi có thể đứng dậy bằng 2 chân nhưng phải cố gắng từ ghế 10cm! Việc tiến hành một khảo sát tương tự ở Việt Nam để cảnh báo cộng đồng là rất cần thiết.

BS tại Nhật nhắc người Việt: Hâm mộ Quốc Cơ - Quốc Nghiệp, nhưng việc này thì không làm - Ảnh 2.

Tài liệu tham khảo

1. http://www.mhlw.go.jp/wp/hakusyo/kousei/16/

2. http://www.mhlw.go.jp/wp/hakusyo/kousei/16/dl/all.pdf

3. https://locomo-joa.jp/check/judge/

4. https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2405525516300346

Già hóa dân số đang là một mối quan tâm lớn ở nhiều nước châu Á. Nhật Bản đã mất 25 năm để chuyển từ giai đoạn già hóa dân số (tức có 7-14% là người già) sang giai đoạn dân số già (14-21% là người già). Trong năm 2015, tuổi thọ trung bình đạt 80,5 năm ở nam giới và 86,8 năm ở nữ giới, và gần một phần tư (24,1%) dân số tại Nhật Bản đã ở mức trên 65 tuổi.

Việt Nam hiện nay có khoảng 10,1 triệu người cao tuổi, chiếm 11% dân số. Tuy nhiên, sự già hóa dân số ở nước ta đang diễn ra với tốc độ rất nhanh, với dự báo tỷ lệ người cao tuổi chiếm 18% năm 2030 và 26% năm 2050. Nếu như các nền kinh tế phát triển mất vài thập kỷ, thậm chí cả thế kỷ (như Pháp) để chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang giai đoạn dân số già thì Việt Nam sẽ chỉ mất khoảng 15 năm!

Sự già hóa dân số đặt ra nhiều vấn đề mới cho xã hội, trong đó có gánh nặng chăm sóc và y tế. Tuổi tác thường làm tăng tỷ lệ mắc bệnh bệnh về cơ xương khớp , bao gồm viêm khớp , loãng xương , gãy xương và thoái hóa cột sống.

Những bệnh này thường làm hạn chế hoạt động, và theo nhiều nghiên cứu, tình trạng này lại làm giảm khả năng tư duy (tức dễ bị lú lẫn), giảm chức năng tim phổi và giảm chất lượng cuộc sống. Việc ít vận động lại tiếp tục làm giảm chức năng cơ-xương-khớp, tăng nguy cơ loãng xương, té ngã và đẩy nhanh quá trình lão hóa.

Trước bối cảnh tới 25% trường hợp yêu cầu bảo hiểm chăm sóc và điều dưỡng đang xảy ra do bệnh cơ xương khớp và gãy xương, Hiệp hội Chỉnh hình Nhật Bản đã đề xuất thuật ngữ "Hội chứng ít vận động" (Locomotive syndrome), để nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khoẻ cho hệ thống cơ xương khớp, tăng cường khả năng vận động ở người lớn và người cao tuổi. Ba bài test nhanh trên đây là để đo lường mức độ ít vận động của bạn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại