Theo trang tin Hồng Kông Đông Phương tối 4/10, Azerbaijan hôm 3/10 đã tuyên bố chiếm được 7 ngôi làng; Armenia nhấn mạnh sẽ sử dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ công dân của mình.
Chiến sự đã lần đầu tiên vượt ra ngoài khu vực Nagorno-Karabakh với việc thành phố Ghanja lớn thứ hai của Azerbaijan đã bị bắn phá. Mặc dù Armenia phủ nhận liên quan, nhưng chính phủ Nagorno-Karabakh tự trị mà họ ủng hộ đã nhận trách nhiệm về việc bắn phá thành phố này.
Lãnh đạo vùng Nagorno-Karabakh thân Armenia, ông Arayik Harutyunyan, thừa nhận quân đội của họ đã tấn công sân bay quân sự ở thành phố Ghanja, tuyên bố sân bay này đã "bị hóa thành tro bụi", đồng thời còn đe dọa tấn công các căn cứ của quân đội ở các thành phố lớn khác ở Azerbaijan.
Trong khi đó, Tổng thống Aliyev của Azerbaijan đã chúc mừng các sĩ quan đang chiếm đóng các ngôi làng và chỉ trích Armenia không muốn đi tới hòa bình mà chỉ muốn chiếm đóng Nagorno-Karabakh mãi mãi. Ông nhiều lần nhấn mạnh Armenia phải rút quân thì hai bên có hy vọng ngừng bắn.
Thủ tướng Armenia Pashinin đã có bài phát biểu trên truyền hình. Ông nói thẳng rằng cuộc chiến trên tiền tuyến là vô cùng khốc liệt. Quy mô của cuộc tấn công là chưa từng có trong lịch sử và thương vong của quân đội và dân thường rất nặng nề. Ông hình dung cuộc xung đột hiện nay là toàn dân kháng chiến.
Bộ Ngoại giao Armenia nhấn mạnh, là người đảm bảo an ninh cho Nagorno-Karabakh, họ sẽ "dùng mọi biện pháp để ngăn chặn hành động tội ác của Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ".
Người phát ngôn của Bộ Quốc phòng nước này hôm thứ Bảy nói, 2.300 binh sĩ Azerbaijan đã bị thiệt mạng, trong đó 400 người đã bị chết trong ngày hôm đó (3/10).
Tổng thống Azerbaijan Aliyev (trái) và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan - hình ảnh cho thấy mối quan hệ giữa hai nước hiện nay (Ảnh: Sohu).
Bên cạnh đó, theo trang tin Trung Quốc Sohu tối 4/10, cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã công khai can thiệp vào cuộc xung đột Azerbaijan – Armenia, Nga cũng sẽ trực tiếp hỗ trợ quân sự cần thiết cho Armenia bao gồm vũ khí, đạn dược và huấn luyện tấn công!
Hãng thông tấn Nga Sputnik đưa tin từ Yerevan ngày 3/10, theo thông tin chính thức do Bộ Quốc phòng Armenia cung cấp, có khoảng 150 sĩ quan Thổ Nhĩ Kỳ đã đến tiền tuyến của cuộc xung đột Nagorno-Karabakh để chỉ huy các hoạt động tác chiến của lực lượng vũ trang Azerbaijan.
Tin cho biết, các binh sĩ do Thổ Nhĩ Kỳ cử đến chủ yếu chịu trách nhiệm chỉ huy hoặc trực tiếp điều khiển các máy bay không người lái và hỗ trợ chỉ huy các hoạt động tác chiến của Không quân Azerbaijan, viện trợ không hoàn lại các máy bay không người lái tấn công tự sát cho Azerbaijan và cho cất cánh vô điều kiện nhiều lượt chuyến máy bay báo động sớm.
Máy bay báo động sớm của Thổ Nhĩ Kỳ đã hoạt động trợ giúp Azerbaijan (Ảnh: Sohu).
Việc Thổ Nhĩ Kỳ ngang nhiên điều động quân đội đến can thiệp vào cuộc xung đột cũng khiến quân đội Nga tuyên bố, do Thổ Nhĩ Kỳ điều quân công khai, lãnh thổ của Armenia có nguy cơ bị xâm phạm. Nga sẽ viện trợ quân sự và đảm bảo an ninh phù hợp với sứ mệnh mà Hiệp ước an ninh Tập thể (CSTO) cho phép.
Theo dữ liệu do Bộ Quốc phòng Liên bang Nga cung cấp, 8 máy bay vận tải quân sự cỡ lớn chở đầy tên lửa phòng không, đạn rocket cùng các vật tư quân sự cần thiết khác cho Quân đội Quốc gia Armenia sẽ bay thẳng đến một sân bay lớn ở Yerevan.
Cùng tới có khoảng 300 nhân viên kỹ thuật quân sự và cố vấn tác chiến. Nga đồng thời cảnh báo Azerbaijan ngừng bắn ngay lập tức và vô điều kiện, nếu không sẽ phải gánh chịu mọi hậu quả!
Xung đột bùng phát trở lại giữa Armenia và Azerbaijan trên tuyến liên lạc Nagorno-Karabakh lần này không chỉ kéo dài, mà giao tranh còn ác liệt chưa từng thấy!
Từ đêm ngày 1/10 đến sáng sớm ngày 3/10, trong hơn 2 ngày, hai bên tham chiến đã tung vào rất nhiều lực lượng chiến đấu và vũ khí hạng nặng, với ý đồ rất rõ ràng là ăn tươi nuốt sống bên kia và cả hai bên đều cao giọng tuyên truyền về những chiến quả rực rỡ của mình.
Có tin 4 sư đoàn bộ binh cơ giới của Nga đã tập kết ở biên giới với Azerbaijan (Ảnh: Sohu). |
Việc máy bay vận tải Nga hạ cánh xuống sân bay Yerevan chẳng khác nào người đói được cho ăn.
Armenia, đang rất cần đạn rocket dùng để trấn áp lực lượng tấn công mặt đất của đối phương và tên lửa phòng không để chống lại các cuộc tấn công đường không dày đặc, cuối cùng ắt lấy lại được hiệu quả chiến đấu với sự hỗ trợ kịp thời từ quân đội Nga và xu hướng chiến trường trong tương lai cũng sẽ trở nên khó đoán với sự can dự trực tiếp của các nước lớn quân sự.
Tuy nhiên, có thể khẳng định chắc chắn rằng chiến lược và chiến thuật đánh nhanh giải quyết nhanh của lực lượng vũ trang Azerbaijan đã không thể thực hiện được với sự xuất hiện của quân đội Nga.
Nếu họ không nghe theo đề nghị ngừng bắn của Nga, Pháp, v.v. thậm chí họ có thể bị quân đội Nga quét sạch, bởi vì 4 sư đoàn bộ binh cơ giới do quân đội Nga tập kết ở gần biên giới Azerbaijan không phải đến đó để nằm chơi!