Truyền hình Đức ca ngợi mô hình sản xuất BIOGAS của Việt Nam

Đỗ Việt Anh (TP HCM) |

(Soha.vn) - Phóng sự về mô hình BIOGAS tại tỉnh Đắc Lắc (Việt Nam) đã được kênh truyền hình DW (Deutsche Welle) của Đức thực hiện tại Nhà Máy Tinh Bột Sắn DANG KANG (DAKFOCAM) và phát sóng vào hôm 14/01/2013 với tiêu đề là “Nhiệt năng và điện năng từ những củ sắn”.

Phóng sự dài gần 7 phút phát trong chuyên mục Global Ideas có nội dung cho rằng Việt Nam là một trong 10 nước có sản lượng sắn nhiều nhất thế giới. Ở Tây Nguyên, do có nhiều thuận lợi về nghề trồng sắn cũng như do nhiều lợi ích mà sắn đem lại nên bên cạnh cà phê, hồ tiêu, sắn cũng được trồng ở nhiều nơi.

Trong phóng sự của mình, kênh truyền hình Deutsche Welle (Đức) đã đánh giá cao mô hình ứng dụng BIOGAS của Việt Nam.
Trong phóng sự của mình, kênh truyền hình Deutsche Welle (Đức) đã đánh giá cao mô hình ứng dụng BIOGAS của Việt Nam.

Thế nhưng quá trình tinh chế lại sản sinh ra một lượng chất thải dạng tinh bột rất lớn và khó xử lý. Trung bình một ngày nhà máy sản xuất được 70 tấn tinh bột thế nhưng cũng đồng thời thải ra 1600 m³ nước thải công nghiệp. Đặc biệt khi lượng chất thải này bị lên men sẽ tạo ra khí Mê-tan (Methane), loại khí gây ra hiệu ứng nhà kính mạnh gấp 23 lần CO2.

Việt Nam là một đất nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, vì vậy việc xử lý các chất thải công nghiệp là rất cần thiết và hệ thống BIOGAS của nhà máy đã hình thành để giải quyết vấn đề đó. Không chỉ giúp bảo vệ môi trường, nguồn lợi từ khí BIOGAS là không hề nhỏ.

Phóng sự trên kênh truyền hình Deutsche Welle cho rằng đây là một thành tựu kỹ thuật của Việt Nam.
Phóng sự trên kênh truyền hình Deutsche Welle cho rằng đây là một thành tựu kỹ thuật của Việt Nam.

BIOGAS là một loại năng lượng sạch, cách sử dụng đơn giản và từ BIOGAS người ta có thể sản xuất được điện năng và nhiệt năng để cung cấp cho một phần cho các hoạt động sản xuất của nhà máy. Với hệ thống BIOGAS, nhà máy đã có thể tiết kiệm khoảng 170.000 euro mỗi năm cho chi phí than làm chất đốt.

Với mô hình thành công này, vừa tiết kiệm chi phí, vừa bảo vệ môi trường.

Thạc sĩ Nguyễn Bạch Mai, Phó Giám đốc Công ty Lương thực - Vật tư DAKFOCAM chia sẻ với DW rằng: ‘Chúng tôi cũng mong rằng các nhà máy khác cũng có thể áp dụng mô hình hoạt động thế này, dù là nhỏ nhất để giúp cho môi trường xanh hơn, sạch hơn, thông qua đó giúp cuộc sống của con người thêm hạnh phúc hơn”.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại