Trong báo cáo kết quả quá trình tìm kiếm thi thể nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền bằng công nghệ bức xạ từ thứ cấp của các nhà khoa học thuộc Liên hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam vừa đưa ra đã khẳng định, xác của nạn nhân bị phi tang tại sông Hồng.
Đồng thời, trong báo cáo của các nhà khoa học cũng đưa ra 3 giả thiết về khả năng thi thể của chị Huyền.
"Trong giả thiết đầu tiên, chúng tôi đặt ra việc thi thể nạn nhân nổi lên mặt nước. Tuy nhiên, suốt những ngày qua nếu thi thể có nổi thì đã nổi rồi và gia đình cũng vẫn tìm kiểm dọc sông Hồng ra đến cửa biển Ba Lạt nhưng không thấy nổi. Do đó, việc thi thể chị Huyền nổi lên đã bị loại bỏ.
Giả thuyết thứ hai được đặt ra là nếu thi thể chìm ở đáy sông thì thực tế, gia đình cũng như các cơ quan chức năng đã tiến hành thuê thợ lặn tìm kiếm nhiều lần tại các điểm nghi vấn nhưng cũng không thấy. Vì thế, giả thuyết này cũng tiếp tục bị loại bỏ.
Giả thuyết thứ ba là thi thể bị cát vùi lấp dưới đáy sông trước khi kịp nổi lên mặt nước. Căn cứ vào đặc điểm vận chuyển bùn cát của dòng chảy cũng như quá trình xói món, bồi lắng và không loại trừ khả năng bơm hút cát của con người ở đoạn sông Hồng qua Hà Nội có thể cho phép nhận định xác nạn nhân đã bị vùi lấp dưới đáy sông.
Độ vùi lấp ở đây có thể sâu từ 0,5 - 1,5m dưới lòng sông và cách cầu Thanh Trì từ 30m đến 1,3 km. Thi thể do bị vùi đến gần 60 ngày nên khả năng cao là đã bị phân hủy hoàn toàn phần mềm và không loại trừ việc các xương bị chia tách...", TS Vũ Văn Bằng, thành viên Liên hiệp hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam nói.
Cũng theo TS Bằng, trong báo cáo cũng đã kiến nghị phải dùng máy móc, thiết bị hiện đại để tiến hành khai quật
"Sau khi xác định 11 vị trí cần khai quật sớm từ 34 điểm nghi vấn chúng tôi đã đề nghị trong báo cáo là cơ quan chức năng cần dùng các thiết bị máy móc hiện đại để có được kết quả cao. Đồng thời, việc khai quật nên chia làm 3 đợt và phải chọn những ngày nước thấp nhất, dòng chảy nhỏ nhất trong tháng", TS Bằng cho hay.
Sau khi có kết quả chính thức, vừa qua, ông Phạm Đức Quang (cậu ruột của chồng nạn nhân) đã được mời đến để nhận một bản báo cáo và thống nhất kế hoạch tìm kiếm trong thời gian tới.
Tại buổi làm việc, sau khi được thông báo kết quả, ông Quang cũng đã thay mặt gia đình, nhờ các nhà khoa học trong ngày thứ 6 tới (20/12) giúp đỡ gia đình trong việc tiến hành kiểm tra, khảo sát lại các điểm có nghi vấn ở dọc sông Hồng cũng như tại quê nhà bác sỹ Tường tại Lý Nhân (Hà Nam).
"Vừa rồi, lại có một người từ Quảng Nam ra và trước đó là một người khác chỉ là thi thể cháu bị chôn trộm ở vị trí cách cầu Thăng Long 7km lên phía thượng lưu nhưng gia đình cùng người đó đã đi tìm mà không thấy nên cũng mong muốn nhờ các nhà khoa học lên đó kiểm tra giúp xem thực hư ra sao.
Đồng thời, kiểm tra lại giúp các điểm trên sông Hồng khác cũng như về khu vực quê nhà bác sỹ Tường mà đã có người từng chỉ trước đây.
Thực sự là thời gian gần đây vẫn có rất nhiều thông tin báo đến nhưng khi gia đình đi tìm đều chưa đạt được kết quả nên cũng mong muốn ở các vị trí có nhiều người chỉ, các nhà khoa học kiểm tra lại giúp để đỡ phải suy nghĩ.
Còn gia đình thì dù thế nào vẫn luôn luôn hy vọng và sẽ cố hết sức để tìm bằng được thi thể cháu đưa về...", ông Quang nhấn mạnh.
- Nước mắt mẹ GĐ thẩm mỹ ném xác khách hàng: "Tôi không dám xem TV"
- Những lời cuối cùng trên Facebook bác sĩ ném xác bệnh nhân
- Cảm thương gia cảnh khách hàng bị thẩm mỹ viện ném xác xuống sông
- Chồng nạn nhân bị ném xác hốc hác, thẫn thờ bên sông chờ vợ
- Clip đêm mò xác nạn nhân bị thẩm mỹ viện ném xuống sông
- Sẽ tìm thi thể chị Huyền ở 2 điểm tại sông Hồng và quê nhà Tường
- "Tìm thi thể chị Huyền khó khăn do có nhiều xác trôi dạt"
- Đang tìm thi thể chị Huyền ở nghĩa trang Đặng Xá
- Cậu ruột kể về hai lần suýt chết khi tìm thi thể chị Huyền
- Vụ thẩm mỹ viện Cát Tường: Nghi vấn mới nhất về xác chị Huyền
- Thông tin mới nhất vụ tìm xác chị Huyền
- Nhân vụ tìm xác chị Huyền, chủ thuyền "chặt chém" tiền triệu/giờ
- Dừng tìm xác chị Huyền bằng phương pháp khoa học
- Vụ Cát Tường: 'Đào sâu hơn 2m nhưng không tìm thấy xác'