Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác. Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ.
Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời. Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha mẹ nuôi với con nuôi.
Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi như: Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.
Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người có cùng dòng máu về trực hệ.
Văn phòng Chính phủ cho biết các thông tin trên tại buổi họp báo thường kỳ của Chính phủ ngày 1/9.
Bên cạnh đó, theo Văn phòng Chính phủ, việc ban hành Nghị định số 67/2015 là để sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 110/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
Trước đó, hồi tháng 1/2015, Bộ Tư Pháp đã từng xin ý kiến về dự thảo lần 4 “Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã”.
Trong đó, cũng nêu rõ về việc sẽ phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng với những hành vi đã nêu trên.