Thanh long
Theo tiếng Hán, thanh long nghĩa là rồng xanh, đây là tên gọi một loại quả và cây thuộc họ xương rồng.
Thanh long là một loại quả ăn ngon mà lại bổ dưỡng. Trung bình, một trái thanh long chứa khoảng 60 đơn vị calo, 60 mg natri, 8 g đường và 1 g chất xơ. Không giống như các loại trái cây khác, ngoài các chất dinh dưỡng kể trên, thanh long còn chứa 2g chất béo không bão hòa và 2g protein.
Hầu hết hàm lượng chất béo và protein được tìm thấy trong các hạt màu đen, nhỏ li ti của quả thanh long.
Thanh long chứa một hàm lượng đáng kể vitamin C, carotin, canxi, một số loại vitamin B, một số chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa khác. Những dưỡng chất này giúp hệ thống tiêu hóa trong cơ thể hoạt động tốt hơn, đem lại cho bạn một hệ miễn dịch khỏe mạnh, năng lượng dồi dào. Ngoài ra, ăn thanh long còn rất tốt cho da và thị lực...
Dưa chuột
Ở miền Nam, dưa chuột thường được gọi là dưa le. Nhưng ở miền Bắc, loại trái này phổ biến hơn với tên gọi dưa chuột - tên một con vật rất quen thuộc.
Dưa chuột chứa hầu hết vitamin và khoáng chất cần thiết mỗi ngày cho cơ thể bạn như vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B9 (axit folic), C, canxi, sắt, magiê, phốt pho, kali và kẽm.
Quả trứng gà hay còn gọi là leekima
Sở dĩ leekima được gọi là trứng gà là bởi khi chín quả có màu sắc và hương vị giống lòng đỏ trứng gà đã luộc chín.
Quả trứng gà có hàm lượng niacin (vitamin B3), beta-caroiten, sắt và chất xơ, là những thành phần chống ô xy hóa cực mạnh cho da và cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Lê ki ma còn giúp tăng tỷ lệ hồng cầu trong máu, kích thích hoạt động của hệ thần kinh, chống trầm cảm, giảm cholesterol và triglecirid trong máu, ngăn ngừa các bệnh tim mạch và béo phì, hạn chế các cơn nhồi máu cơ tim, tăng hiệu quả của hệ miễn nhiễm và tăng lực rất tốt.
Quả cóc
Cóc là một loại cây mộc, cũng là cây ăn trái miền nhiệt đới, cùng họ với xoài.
Với vị chua, chất xơ và protein có trong quả cóc không chỉ là một lại trái cây giải nhiệt mà còn là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao giúp giảm cân hiệu quả cho chị em phụ nữ, ngoài ra cóc còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng, giải nhiệt, sinh tân dịch, giải khát, và làm giảm đường trong máu đối với người bị tiểu đường tuýp II.
Cây trứng cá
Cây trứng cá thuộc loại tiểu mộc cao 7-12 m, phân nhánh ngang và sà. Lá hình trái xoan có tai, chỉ về một bên ở đáy, kéo dài thành mũi nhọn, sắc ở chóp.
Quả cây trứng cá có thể nấu chín để làm mứt. Lá có thể dùng nấu nước uống như nước trà. 100g quả ăn được chứa 78kcal, 0,32g protein, 1,50g lipit, 124mg Ca, 84mg P, 1,18mg Fe, ngoài ra còn có vitamin B1, B2, B6 và C. Những kết quả nghiên cứu khoa học còn cho thấy, cây trứng cá còn có nhiều tác dụng chữa bệnh.
Nước chiết nồng độ 50% từ lá cây trứng cá có tác dụng làm dịu các cơn đau là do tác động vào hệ thần kinh trung ương. Dịch chiết bằng ethamol (cồn) từ rễ cây trứng cá có tác dụng diệt bào, chống lại các tế nào ung thư. Dịch chiết từ lá cây trứng cá có tác dụng hạ huyết áp kéo dài tới 180 phút. Nước sắc hoa trứng cá được dùng làm thuốc chống co giật, trị nhức đầu còn lá được dùng chữa các bệnh về gan.